Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh
Chiêm ngưỡng những bức ảnh du lịch đẹp nhất năm 2016 | |
Chiêm ngưỡng những sân bay độc, lạ nhất thế giới | |
Chiêm ngưỡng 10 quảng trường đẹp nhất thế giới |
Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông nam, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100km, tòa thánh Tây Ninh nổi bật trong khuôn viên với nét kiến trúc riêng, là một trong những điểm đến độc đáo nhất của Tây Ninh.
Toàn bộ tòa thánh bao gồm gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây bằng bê tông cốt tre. 12 cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen.
Chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu, hoa sen cùng 3 cổ pháp: Kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần, thể hiện tinh thần tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo). Trên chánh môn có đắp nổi chữ "Đại đạo tam kỳ phổ độ" bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới.
Ngôi tòa dài 140m, rộng 40m, có tam đài cao 36m, hai lầu chuông và trống cao 25m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30m. Mùng 9 tháng giêng và rằm tháng tám âm lịch hàng năm là hai lễ hội lớn nhất của tòa thánh.
Bên trong tòa thánh có hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ. Trên trần nhà là 9 khoảng bầu trời mây và sao. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu).
Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. Phía trước gian chánh điện có 7 ghế chia làm tam cấp: Cao nhất là ghế của Giáo Tông, tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp, cuối cùng là 3 ghế của 3 vị Đầu Sư. Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn.
Giờ lễ chính trong ngày tại tòa thánh được tổ chức vào 12h trưa. Du khách có thể thăm tòa thánh vào bất kì thời gian nào trong ngày, nhưng cần lưu ý một số quy tắc chung như: Khi vào không được mang giầy dép, giữ gìn vệ sinh chung; chỉ được vào ở cửa hai bên, nam giới đi cửa bên phải và nữ giới đi cửa bên trái.
Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh, biểu tượng là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm... Tòa thánh Tây Ninh là nơi thờ đạo chính của đạo này.
Trong tòa thánh có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát tòa thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất và cũng dễ hiểu nhất như: Tượng ông Thiện và ông Ác, tượng Hộ pháp...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21