Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam vào top 30 thế giới
Tăng trưởng tín dụng của BIDV cao hơn mức chung toàn ngành | |
Chốt cách tính lãi suất ngân hàng theo năm 365 ngày | |
Thận trọng khi nới tín dụng |
Như vậy, Chỉ số tiếp cận tín dụng đã đạt mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. So với năm 2017, chỉ số này đã tăng 5 điểm và cải thiện 3 bậc. Chỉ số Tiếp cận tín dụng được đánh giá dựa trên các tiêu chí gồm: Độ mạnh của các quyền pháp lý (8/12 điểm), Độ sâu của thông tin tín dụng (7/8 điểm), Mức bao phủ của thông tin tín dụng công (51%) và Mức bao phủ của thông tin tín dụng tư nhân (19,7%).
Đặc biệt, hai tiêu chí Độ sâu của thông tin tín dụng (7/8 điểm) và Mức bao phủ của thông tin tín dụng công (51%) của Việt Nam tiếp tục đạt mức cao trong nhiều năm, cao hơn nhiều so với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (4,2/8 điểm và 16%) và nhóm các nước thu nhập cao OECD (6,6/8 điểm và 18,3%).
So với các nước trong khu vực, chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam đứng sau Malaysia (thứ 20) và đứng trên các nước Indonesia (thứ 55), Lào (thứ 77), Philippines (thứ 142).
Về chấm điểm, chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam đạt 75/100 điểm, tăng 5 điểm so với năm 2017 và cao hơn trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (57/100 điểm).
Theo đánh giá của WB, bên cạnh chấm điểm các tiêu chí truyền thống nêu trên, việc tăng hạng và điểm của chỉ số Tiếp cận Tín dụng năm 2018 là do những thay đổi tích cực trong Bộ luật Dân sự 2015 mới được Việt Nam áp dụng từ 1/1/2017. Cụ thể, Việt Nam đã đưa ra danh sách mở rộng hơn đối với phạm vi tài sản giao dịch đảm bảo trong Bộ luật này, qua đó đã hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp phát triển.
Tín dụng là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Chính sách tín dụng rộng mở và nhiều hỗ trợ sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Việc cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Theo MK/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Tài chính 24/12/2024 11:34
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Tài chính 24/12/2024 08:24
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42