Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các sĩ tử trước mùa thi đại học
Những ngày thời tiết oi bức, do áp lực ôn tập với cường độ tăng cao, cùng với tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp nên nhu cầu năng lượng và một số chất cần thiết của các sỹ tử sẽ tăng cao hơn nhiều so với lúc bình thường.
-
I-ốt, sắt và L-Carnitine là những vi chất rất cần cho bộ não. Thiếu những chất này, sỹ tử sẽ thụ động, trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu khi học.
Dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn giúp cho não hoạt động hiệu quả, không bị mệt mỏi và quá tải. Lúc này, não tăng công suất hoạt động gấp 3 - 4 lần so với thông thường nên cần dưỡng chất cao so với lúc bình thường.
Cũng theo bác sỹ Nga, khi lao động trí óc nhiều, cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp là ngày 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu vì dễ gây mất tập trung cho hoạt động trí não khi cơ thể phải tập trung quá nhiều để tiêu hóa.
Cha mẹ nên cho các em ăn vào những giờ nhất định, bữa ăn cuối nên ăn trước khi đi ngủ tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Nên đảm bảo các bữa ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, việc cung cấp đủ vitamin cho các sĩ tử lúc ôn thi là vấn đề rất quan trọng. Vì vitamin là thành phần cần thiết bắt buộc trong khẩu phần để đảm bảo chuyển hóa và các hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là các hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch, tiêu hóa và nội tiết.
Sau đây là lời khuyên của bác sỹ Nga về việc đảm bảo dinh dưỡng cho các sỹ tử cần tăng cường những chất sau để trí não sáng suốt.
Đường chuyển hóa từ ngũ cốc nguyên cám: Não hoạt động tốt nhờ khả năng tập trung tốt nhưng muốn vậy, não cần phải được cung cấp năng lượng ổn định. Năng lượng này ở dạng glucose trong máu giúp cho tinh thần tỉnh táo.
Khi ăn ngũ cốc nguyên cám sẽ cung cấp lượng lớn đường. Đây là chất mà não rất cần để hoạt động. Sỹ tử nên ăn nhiều ngũ cốc vào buổi tối giúp cho tinh thần thoải mái, dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Các axit béo omega 3, omega 6: Đây là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh thường có trong dầu cá, loại thực phẩm rất giàu Axit béo thiết yếu (EFAs). Axit béo này cơ thể không thể tổng hợp được mà phải qua ăn uống.
Các chất béo omega-3 có trong dầu cá như EPA và DHA. Các nguồn chính cung cấp dầu cá bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… Các sỹ tử cần chú ý, lượng DHA thấp có liên quan đến nguy cơ cao phát triển bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Còn Omega-6 có trong các hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè và dầu thực vật.
Vitamin và khoáng chất giúp chuyển glucose thành năng lượng, acid amin thành chất dẫn truyền thần kinh, chất béo thiết yếu đơn giản thành dạng phức tạp hơn. Đặc biệt là các vitamin nhóm B như B1, B3, B5, B6, B12 (có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau), vitamin C (có trong rau & trái cây), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), Ma-nhê (có trong rau xanh & các loại hạt), man-gan (có trong các loại hạt, trái cây, trà), và kẽm (có trong hào, cá & các loại hạt).
Ngoài ra, ăn thực phẩm có Vitamin B6, B12, Acid folic sẽ làm giảm nồng độ homocysteine trong máu. Nếu homocysteine ở mức cao sẽ làm giảm khả năng nhận thức và gây bệnh Alzheimer.
Đặc biệt là vitamin B12 có chức năng rất quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh do cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin, vỏ trắng lipoprotein bao quanh sợi thần kinh, giúp bảo vệ và đảm bảo tính dẫn truyền các xung động thần kinh tốt. Do đó, giúp tư duy nhanh nhạy và sang suốt hơn.
Acid amin là thành phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh là chất mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác nên hết sức cần thiết. Những acid amin này có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác.
Phospholipid là người bạn tốt nhất của trí nhớ. Đây là chất béo “thông minh” của não. Giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não. Mặc dù cơ thể có thể tự tạo phospholipid nhưng chế độ ăn có thêm chất này vẫn tốt. Phospholipid có nhiều trong tròng đỏ trứng và thịt nội tạng.
I-ốt và sắt: là 2 vi chất rất cần cho bộ não. Thiếu i-ốt thì sỹ tử sẽ thụ động, trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu khi học. Vì vậy, nên sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm gia đình hàng ngày.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho các em năn đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt có nhiều trong gan, thịt, trứng, cá, rau xanh…để không bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt từ nguồn thức ăn động vật sẽ hấp thu tốt hơn thực vật.
Các mẹ lưu ý, cùng với việc ăn thực phẩm có chất sắt nên bổ sung vitamin C từ trái cây như bưởi, cam…sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt.
L-Carnitine: Đặc biệt, trong kỳ ôn thi, trí não được sử dụng nhiều nên cần cung cấp năng lượng cũng như những chất giúp trí não hoạt động tốt.
Đây là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể. Nó còn được gọi là vitamin Bt. L-Carnitine vận chuyển các acid béo vào trong nhà máy năng lượng của tế bào.
Chỉ tại nơi đây, các acid béo mới tạo ra năng lượng. Không có L-Carnitine các acid béo này không thể đến được nơi sản xuất năng lượng. L-Carnitine quan trọng trong việc cung cấp năng lượng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Thành phần L-Carnitine có trong Brecord plus, giúp tối ưu chuyển hóa năng lượng cho não bộ và thể chất, giúp não bộ thông suốt và thể chất khỏe mạnh để có kết quả thi tốt nhất.
L-Carnitine (Vitamin Bt) giúp tạo ra năng lượng từ chất béo cho tất cả các tế bào của cơ thể, từ đó, bảo đảm sức bền cho các hoạt động của não bộ và thể chất, thúc đẩy sự hồi và bảo vệ các tế bào não bộ, ngăn ngừa sự mệt mỏi, căng thẳng, tăng khả năng tập trung và hiệu quả học tập.
Theo SK & ĐS
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38