Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm – học thêm: Vẫn “bắt cóc bỏ đĩa”
Kín lịch học thêm
Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận có chỉ thị mới về chấn chỉnh tình trạng DTHT đối với bậc giáo dục tiểu học, trong đó có việc cấm giao bài tập về nhà với HS học 2 buổi/ngày; không giao bài tập ngoài sách giáo khoa cho HS học 1 buổi/ngày; không tổ chức khảo sát HS đầu năm học; không tổ chức thi HS giỏi đối với HS tiểu học; không tổ chức các đội tuyển tham gia các hoạt động giao lưu, các “sân chơi” trí tuệ; không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6… Thực chất, đây là những quy định đã được nêu tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, được cụ thể hóa tại hướng dẫn nhiệm vụ năm học và hoạt động chuyên môn của cấp tiểu học vài năm qua. Lý do khiến Bộ GD-ĐT phải ban hành chỉ thị là tại một số nơi còn tồn tại sai phạm về DTHT, khiến HS bị áp lực, phụ huynh bức xúc và làm giảm uy tín của ngành.
Thế nhưng, một tuần sau khi chỉ thị trên có hiệu lực thì theo khảo sát của phóng viên tại khu giảng đường Trường ĐH Y Hà Nội ngày thứ 7 (8/11) vẫn có tới 2 lớp học thêm cho HS khối 5 của giáo viên Trường TH Khương Thượng với không dưới 30 cháu/lớp. Theo lời của chị H - một phụ huynh đang chờ đón con, lớp chính khóa của con chị có hơn 60 cháu thì sau khi vào năm học mới được 3 tuần, cô giáo chủ động chia thành 2 nhóm học thêm phân theo trình độ HS. Con chị thuộc diện nhận thức trung bình thì ca sáng, còn ca chiều cũng tại đây thì cô dạy cho nhóm HS khá và giỏi. Tương tự, khu tập thể phía sau nhà thờ Thái Hà (sát bệnh viện Đống Đa) hay khu tập thể quân đội ở phố Hồ Đắc Di cũng là địa chỉ quen thuộc của một số cô giáo các trường tiểu học Khương Thượng, Bế Văn Đàn, Trung Tự đến thuê phòng mở lớp dạy thêm kể từ khi quy định cấm giáo viên tổ chức dạy thêm tại trường hay nhà riêng.
Còn tại một số trung tâm luyện thi cho HS tiểu học vào một số trường chuyên, lớp chọn trường điểm khối 6 trên địa bàn Hà Nội thì cả 7 ngày trong tuần đều học đến khuya với 2-3 ca/ngày. Cụ thể, tại trung tâm Unix, Học mãi - nơi nổi tiếng là các lò luyện thi HS tiểu học vào trường chuyên Amsterdam, sĩ số học sinh không dưới 60 cháu/lớp/ca (1 tiếng 30 phút). Chia sẻ về mật độ HS/lớp học, một giáo viên Trung tâm Unix cho biết, qua nắm tình hình của các em HS lớp 5 và phụ huynh được biết có tới 50% HS học thêm tại trung tâm vì muốn củng cố kiến thức trên lớp để có thể theo kịp chương trình. Còn lại 50% các em có nhu cầu vào các trường chuyên THCS thì đã theo học từ lớp 3 và lớp 4 tại đây.
Không nên cấm theo kiểu nửa vời
Trong khi đa số phụ huynh vui mừng với quy định mới của Bộ GD-ĐT, đứng ở góc độ cán bộ quản lý địa phương, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD-ĐT Tây Hồ chia sẻ: “Ban đầu phụ huynh có thể mừng vì con không phải làm bài tập ở nhà nhưng rồi có khi lại sốt ruột khi thấy tối nào con cũng bảo không có bài, chỉ ngồi xem ti vi, chơi máy tính. Không yên tâm thì lại tìm cách gửi cô giáo, thuê gia sư dạy thêm… Đấy là chưa kể có những HS vẫn có nhu cầu được nâng cao hoặc bổ túc thêm”. Chính vì thế, ông Vũ tỏ ra lo ngại về khả năng có những biến tướng của DTHT khi mức sống giáo viên thấp, không đảm bảo để họ toàn tâm, toàn ý cho giáo dục theo yêu cầu đổi mới.
Đồng quan điểm và bình luận về các quy định của Bộ GD- ĐT gần đây, GS Nguyễn Minh Thuyết-nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng:“DTHT có rất nhiều nguyên nhân. Thực tế cho thấy, không phải dạy thêm do chương trình quá tải mà vì thu nhập các thầy cô quá ít,…”.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, họ đã rất miễn cưỡng khi phải quyết định có cho con đi học thêm theo sự gợi ý của giáo viên. “Cô giáo chủ nhiệm gọi điện thoại thông báo cho con đi học tăng cường sau giờ học trên lớp. Tôi không hiểu rõ học tăng cường là như thế nào với các con lớp 3, lớp 4. Nhưng con sẽ phải học thêm một tuần 2 buổi với học phí 120.000 đồng/buổi. Tính ra mỗi tháng, 1 học sinh đóng cho cô xấp xỉ 1 triệu đồng học thêm, mà cả lớp có hơn 50 học sinh, thì hàng tháng cô có thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc dạy thêm. Mỗi buổi học thêm, tôi hỏi các con học như thế nào thì chúng nói được cô phát 2 tờ phôtô toán và tiếng Việt. Khi nào làm xong thì nộp cho cô chấm điểm. Bài nào nhiều bạn sai thì cô sửa trên bảng. Công việc như vậy nhưng thu nhập mỗi buổi học là vài triệu đồng thì giáo viên nào không muốn dạy thêm?” – anh Minh (một phụ huynh có con học tiểu học Kim Liên) cho biết.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhận định, hiện tượng vi phạm quy định về DTHT ở tiểu học vẫn còn tồn tại đã gây áp lực với HS và phụ huynh, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, DTHT đang làm giảm uy tín của ngành giáo dục. Vì thế, tới đây, Bộ tiếp tục có nhiều biện pháp chấn chỉnh kiên quyết hơn nữa với tệ nạn này. Về quy định không tổ chức thi tuyển vào lớp 6, trong chỉ thị mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, nguyên tắc là không được thi tuyển lớp 6 THCS vì đây là bậc học đã được phổ cập giáo dục nhưng “Khi dùng thi - kiểm tra văn hóa để tuyển các cháu vào các lớp đầu cấp, chính chúng ta là thủ phạm gây nên tình trạng DTHT chứ không phải do học sinh và phụ huynh”.
Còn theo kiến nghị của một số chuyên gia giáo dục, Bộ GD-ĐT nên cấm triệt để việc giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS mà giáo viên đang dạy chính khóa, chứ không nên làm nửa vời như hiện nay là vẫn được dạy nếu hiệu trưởng cho phép. Nếu kiên quyết được như vậy mới có thể giải quyết cơ bản tận gốc về DTHT và tránh được tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” .
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38