“Canh” trước 6 tiếng để có chỗ ngồi
Cúng rằm tháng Giêng 2019: Những điều nhất định phải chú ý | |
Người dân La Phù thức trắng đêm xem lễ hội rước “ông Lợn” | |
Hàng nghìn người chen nhau dâng sao giải hạn ở Tổ đình Phúc Khánh |
Chùa Phúc Khánh (hay còn gọi là Tổ đình Phúc Khánh) là 1 ngôi chùa cổ nằm trên đường Tây Sơn (gần Ngã tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội). Mặc dù chùa có diện tích nhỏ, lại nằm trong khu dân cư đông đúc nhưng hầu như ngày nào chùa Phúc Khánh cũng có rất đông người dân đổ đến lễ bái, xin lộc chùa.
Đặc biệt vào dịp tháng Giêng hàng năm là thời điểm chùa Phúc Khánh đông đúc hơn cả, nhất là vào Lễ dâng sao giải hạn (khoảng mùng 8 tháng Giêng) hay Lễ cầu an (ngày 14 tháng Giêng). Vào những ngày này, hàng nghìn người dân, Phật tử thập phương từ mọi nơi đổ về chùa dự lễ khiến khuôn viên chùa chật kín, khu vực ngoài cổng hay tuyến đường xung quanh chùa cũng rơi vào tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Rất đông du khách thập phương, phật tử đã tới tham quan, lễ chùa và đợi lễ cầu an, cúng Rằm tháng Giêng tại chùa Phúc Khánh |
Theo ghi nhận của PV báo Lao động Thủ đô, ngay từ đầu giờ chiều ngày 18/2 rất đông du khách thập phương, phật tử đã tới tham quan, lễ chùa và đợi lễ cầu an, cúng Rằm tháng Giêng tại chùa. Mặc dù 19h chùa Phúc Khánh mới tiến hành làm lễ nhưng từ sớm, rất đông người dân từ khắp nơi đã kéo đến nhận chỗ. Nhiều người mang theo cả đồ ăn, ghế, chiếu ngồi sẵn.
Đến khoảng 16 giờ chiều, về cơ bản sân chùa đã không còn chỗ trống, và đến khoảng 17 giờ, lượng người quá đông đã khiến nhà chùa phải tiến hành đóng cổng không nhận thêm phật tử. Những người ở trong ra ngoài cũng không thể quay trở lại vị trí cũ. Lực lượng chức năng cũng phải rất vất vả mới có thể ổn định được những người chen lấn xô đẩy cố vào bên trong khi cổng chùa đã đóng.
Để có được chỗ ngồi trong khuôn viên chùa, nhiều người phải có mặt từ đầu giờ chiều |
Trong không khí hương khói lẫn với ngột ngạt bởi số lượng người quá lớn, cô Phạm Bích Liên (quận Hai Bà Trưng) chọn được một chỗ ngồi gần cuối sân chùa. Cô cho biết để có được vị trí này, cô đã phải có mặt ở chùa từ 15 giờ. Khi đến đây lượng người đã đông nên không có chỗ ngồi trên đầu.
“Năm nào tôi cũng làm lễ cầu an cho cả gia đình tại chùa Phúc Khánh này. Nếu không đến sớm thì chỉ có thể ngồi ngoài và vái vọng vào. Cảm giác được ngồi trong sân cầu mong bình an cho gia đình vẫn yên tâm hơn là ngồi ngoài nên tôi cố gắng đi sớm. Không chỉ tôi mà ai muốn có chỗ bên trong chùa đều phải đi như vậy hết, thậm chí còn có người đến đây từ sáng mới có thể được ngồi trong Tam bảo”, cô Liên chia sẻ.
Một người phụ nữ mang theo đồ ăn xếp hàng để chờ đến giờ đại lễ bắt đầu |
Để phục vụ người dân đến đăng ký cúng Rằm tháng giêng, chùa Phúc Khánh đã bố trí rất nhiều bàn đón tiếp và ghi tên tuổi các thân chủ, thu phí để tránh tình trạng chen nhau như mọi năm. Năm nay, đăng ký lễ cầu an phải nộp phí 150.000 VNĐ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40