Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết

Trời lạnh, độ ẩm cao cùng những căng thẳng, áp lực, ăn uống thả ga nhưng lại quên tập luyện… khiến nguy cơ đột quỵ não có xu hướng gia tăng, đe dọa sức khỏe người bệnh trong dịp Tết.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay khoảng thời gian như cuối năm, đầu xuân mới, nhất là dịp Tết, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dẫn đến đột quỵ não.

Theo ông, thời tiết đóng vai trò ảnh hưởng rất lớn đến người già hay những đối tượng nằm trong diện cảnh giác cao độ với bệnh đột quỵ. Lý do là giáp Tết, thời tiết có sự khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam - Bắc. Trong khi các tỉnh miền Bắc vẫn rét đậm (dưới 15 độ), thì Nam Bộ lại nắng nóng vào ban ngày và lạnh khi đêm và về sáng. Do vậy, với những người phải di chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại dịp Tết, sẽ cơ thể mệt mỏi hơn khi thường xuyên thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bên cạnh đó, mức dao động nhiệt độ lớn giữa trong nhà và ngoài trời lạnh cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện đột quỵ não. Theo theo thống kê từ một số bệnh viện, mùa lạnh gia tăng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ từ 15-30%.

Nghiên cứu của Mỹ mới đây cũng cho thấy, thời tiết lạnh, độ ẩm cao và mức dao động nhiệt độ lớn có mối liên hệ mật thiết với các cơn đột quỵ. Cứ tăng thêm 5 độ trong biểu đồ dao động nhiệt độ trong ngày (lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất), tỷ lệ đột quỵ tăng 6%.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam phân tích, thời tiết lạnh giá khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch khiến nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 4-6 lần. Với người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ khiến tính mạng bệnh nhân mong manh giữa lằn ranh sinh tử.

Do lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, các chức năng bị suy giảm nhiều nên người cao tuổi thường khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết khiến đột quỵ dễ viếng thăm.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết
Đột quỵ là bệnh có xu hướng gia tăng theo thời tiết, đặc biệt trong mùa lạnh.

Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Theo phó giáo sư Nam, dịp Tết, thói quen sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thả ga không chỉ khiến cơ thể phát tướng mà các "vị khách không mời" như đường, cholesterol… cũng thi nhau hỏi thăm dòng máu. Chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao gây "quá tải" ở động mạch, khiến máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ… Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não. Theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.

Ngoài ra, những ngày Tết là những ngày mà đồng hồ sinh học bị đảo lộn, giấc ngủ bị thay đổi… mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới đau đầu, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM phân tích, năm hết Tết đến, cùng với cường độ lao động gấp gáp, áp lực, tiệc tùng, mất ngủ, đau đầu…làm sản sinh rất nhiều "độc chất" và các gốc tự do (Free radical).

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa khiến dòng máu di chuyển chậm chạp gây ra hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thậm chí gây tắc mạch, vỡ mạch do cục máu đông khiến não đột quỵ.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết
Gốc tự do gây xơ vữa động mạch và cục huyết khối dễ làm tắc, vỡ mạch máu khiến não đột quỵ

Đột quỵ não đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật. Sau cơn đột quỵ, có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não…

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam lưu ý, càng vào dịp lễ Tết càng cần cảnh giác với đột quỵ. Trước hết, lưu ý những thời điểm "đen" khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm, thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, những ngày Tết, Bắc Bộ có khả năng xảy ra 3 đợt không khí lạnh. Do đó, cần lưu ý tránh để bị nhiễm lạnh khi du Xuân, chúc Tết.

Ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên là điều không nên lơ là trong dịp Tết. Nên ăn điều độ, ăn ít muối (không quá 5g muối/ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt... Hạn chế rượu, bia, thuốc lá; nên ăn nhiều rau, củ, quả...; nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần; cần kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng.

PGS.TS Vũ Anh Nhị cho hay, để khắc phục thiếu máu não, kiểm soát đột quỵ giải pháp bền vững, an toàn cần bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa. Do đó cần ngăn chặn nguy cơ gây hại từ gốc tự do. Các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) chứa các hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả. Nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry chống gốc tự do, giúp khơi thông dòng máu lên não, ngăn ngừa đột quỵ. Hoạt chất này khi kết hợp với tinh chất Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp ôxy và các dưỡng chất cho não, ngăn chặn tác động của gốc tự do lên mạch máu đang khỏe mạnh.

Những lưu ý khi cấp cứu đột quỵ não:

Theo các chuyên gia, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ não là 3 đến 4 giờ sau cơn đột quỵ. Nếu chậm một phút sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, cần lưu ý các dấu hiệu của đột quỵ để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất:

- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.

- Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.

- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.

- Nói khó hoặc nói ngọng.

- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.

- Đau đầu dữ dội.

Theo Bình Minh/vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động