Cảnh giác khi cho trẻ ăn những loại quả có hạt
Những tai nạn của con trẻ khiến người lớn giật mình | |
Tai nạn thương tích - nỗi lo ngày hè | |
Người nhà “móc miệng” lấy đồ chơi khiến bé trai suýt tử vong |
Ảnh minh họa |
Cuối tháng 7 vừa qua, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi ở Nam Định bị hóc hạt nhãn trong tình trạng rất nặng.
Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé đã bị ngưng tim, phù phổi cấp. Khi khám cho cháu bé, các bác sĩ phát hiện một hạt nhãn nằm ngay nắp thanh môn.
Tuy nhiên, do xử lý ban đầu không đúng nên cháu bé đã bị hôn mê khi nhập viện. Mặc dù, các bác sĩ đã tích cực cấp cứu nhưng não đã tổn thương không hồi phục do thiếu ô-xy. Cháu bé bị rơi vào tình trạng sống thực vật.
Trước đó, Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng tiếp nhận một trường hợp tương tự. Một cháu bé bị hóc hạt chôm chôm, khi đến bệnh viện đã bị ngưng tim do gia đình xử trí quá muộn.
Hóc dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ do sự sơ ý của người lớn. Trong những tình huống trẻ bị hóc đòi hỏi các bậc cha mẹ, người thân cần bình tĩnh để xử lý đúng cách, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Xử trí ép ngực để đẩy dị vật ra khỏi đường thở. (ảnh: internet) |
Theo các chuyên gia y tế, để phát hiện sớm việc trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ đang chơi, đột nhiên ho nhiều, ho tím tái, nôn, trớ… cần nghĩ ngay trường hợp bị hóc dị vật.
Với trẻ nhũ nhi, phụ huynh phải bình tĩnh bế sấp, đặt trẻ lên cánh tay, cho đầu trẻ chúi xuống sau đó vỗ lưng 5 lần. Tiếp đó, kiểm tra xem dị vật đã ra chưa, nếu chưa thì lật ngược bé lại rồi ấn tại vị trí ép ngực.
Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bế sấp, vòng tay qua người trẻ ấn mạnh 5 lần vào cùng thượng vị (vùng trên rốn). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn thì đưa bé tới bệnh viện.
Dị vật có trong đường thở từ 5-6 phút sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn đến tử vong. Do đó, nếu việc xử trí không thực hiện đúng và kịp thời trong vài phút đầu, trẻ sẽ bị thiếu ô-xy lên não khi chuyển đến bệnh viện.
Theo các chuyên gia, đối với những trường hợp như vậy cho dù cứu được mạng sống cũng sẽ để lại di chứng suốt đời.
Để tránh gây ra nguy hiểm và những di chứng cho trẻ khi bị hóc dị vật, các chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không bế trẻ nằm ngửa, không dùng tay móc họng để lấy dị vật, điều này rất nguy hiểm cho trẻ. Trẻ nhỏ bị dị vật chui vào đường thở, có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42