Cảnh giác “đường lưỡi bò” dưới mọi hình thức

(LĐTĐ) “Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” phi pháp là khái niệm Trung Quốc vin vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Cụ thể, năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Dẫu vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhưng thời gian gần đây phía Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh “đường lưỡi bò” dưới mọi hình thức. Để luật pháp quốc tế được thượng tôn, để chủ quyền quốc gia được đảm bảo chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác việc gán mác, ghi hình “lưỡi bò” trên sản phẩm…
canh giac duong luoi bo duoi moi hinh thuc “Đường lưỡi bò” xuất hiện trên thiết bị điện mặt trời
canh giac duong luoi bo duoi moi hinh thuc Nói không với sản phẩm in hình lưỡi bò
canh giac duong luoi bo duoi moi hinh thuc Kỷ luật cán bộ để phim có "đường lưỡi bò" ra rạp

Thời gian gần đây, nhiều vụ “đường lưỡi bò” xuất hiện trên các sản phẩm nhập ngoại đang là mối quan tâm đặc biệt của dư luận. Tháng 3/2018, phim Operation Red Sea – Điệp vụ Biển Đỏ đã từng khiến dư luận bức xúc bởi trong phim có cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài, liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ gọi là “South China Sea”.

canh giac duong luoi bo duoi moi hinh thuc
Lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh đồ chơi ghép “hình lưỡi bò”. Nguồn: Cục QLTT Hà Nội

Đặc biệt trong tháng 10/2019, liên tục phát hiện 4 ấn phẩm văn hóa chứa bản đồ “đường lưỡi bò”. Đó là vụ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ do Cục điện ảnh cấp phép phát hành, công chiếu rạp; vụ ấn phẩm quảng bá du lịch của Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist; vụ hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ của xe Volkswagen Touareg trưng bày tại Triển lãm Ôtô Việt Nam 2019. Mới đây nhất, “đường lưỡi bò” lại xuất hiện trong cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 Developing Chinese được sử dụng cho giảng viên, sinh viên Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ (Hà Nội). Được biết, cuốn giáo trình này đã được dùng làm tài liệu học tập và giảng dạy vài ba năm nay, gần đây khi sinh viên nghiên cứu mới phát hiện ra.

Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca – chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, xét về mặt luật pháp quốc tế, đây là một bẫy pháp lý rất tinh vi của Trung Quốc. Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là các cá nhân hoặc quốc gia không được nói ngược lại những điều mình đã nói hoặc thực hiện trước đó. Nếu như một cá nhân hay một quốc gia nào đó mà không có phản kháng về những điều trái với quan điểm của mình thì có nghĩa quốc gia đó đã ngầm thừa nhận điều đó.

Như vậy, bằng cách lồng ghép những tài liệu, những ấn phẩm có chứa “đường lưỡi bò”, dù có thời gian xuất hiện rất ngắn như trong bộ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ, chỉ có 4 giây thôi nhưng nếu ta sơ suất bỏ qua thì ta đã mắc bẫy pháp lý của Trung Quốc, nghĩa là hội đồng duyệt phim của chúng ta đã thông qua nội dung này, công nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Có thể nói, đây là một bẫy pháp lý rất nguy hiểm, rất may mắn chúng ta đã phát hiện, phản đối và đã tạo nên một làn sóng trong khu vực. Phản đối của Việt Nam tạo nên chứng cứ pháp lý cho ta để ta đấu tranh với Trung Quốc trong tương lai.

PGS-TS Vũ Thanh Ca cũng cho rằng, đây là một chiến lược xuyên suốt, cho nên khi ta nhận các tài liệu tuyên truyền hoặc các ấn phẩm từ Trung Quốc thì ta đều phải cực kỳ cảnh giác, chú ý đến từng chi tiết một, để không lọt những kiểu tuyên truyền tinh vi của Trung Quốc. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước là quan trọng nhất, vì họ thể hiện quan điểm của Đảng, do vậy cần hết sức cẩn trọng. Đối với các doanh nghiệp, do nghiệp vụ không được như các cơ quan quản lý Nhà nước cho nên đôi khi có thể sơ xuất và để lọt qua các tài liệu ấn phẩm này. Cho nên cần hết sức thận trọng trước những tài liệu, những ấn phẩm của Trung Quốc.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Dũng (Hà Nội), chủ quyền biển đảo, “đường lưỡi bò” phải được xem là tiêu chí hàng đầu khi kiểm duyệt sản phẩm văn hóa có nguồn gốc từ bên ngoài. Sau nhiều vụ “đường lưỡi bò” xuất hiện trên hộ chiếu, trên các sản phẩm văn hóa, du lịch bị phát hiện, vấn đề cấp bách đặt ra là các cơ quan chức năng cần có một cơ chế giám sát đặc biệt khi thẩm định các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài. “Về mặt nhận thức, chúng ta không chấp nhận sự tồn tại dưới bất cứ hình thức nào hình ảnh “đường lưỡi bò” trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thế giới.

Những người được giao trọng trách gác cổng an ninh văn hóa nói riêng, an ninh đất nước nói chung phải hết sức cảnh giác không để rơi vào thế bất lợi cho cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo hợp pháp của đất nước trong bối cảnh họ tinh vi cài cắm đường lưỡi bò theo mọi cách hòng độc chiếm biển Đông”, luật sư Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo Luật sư Dũng, trong các tiêu chí kiểm duyệt, chủ quyền biển đảo và “đường lưỡi bò” phải được đưa lên hàng đầu. Đồng thời, chế tài xử lý cũng phải nghiêm minh. Để lọt “đường lưỡi bò” vào lãnh thổ Việt Nam dù chỉ trên hộ chiếu khách du lịch hay các sản phẩm văn hóa, hàng hóa thì người chịu trách nhiệm kiểm duyệt phải bị xử lý theo quy định của luật pháp. Chuyện “đường lưỡi bò” không còn lạ gì đối với người dân nhưng sự xuất hiện của nó mà không bị kiểm duyệt là điều đáng báo động trong việc quảng bá, tiếp thu sản phẩm văn hóa, giáo dục nước ngoài, đặc biệt là nhận thức về chủ quyền biển đảo đất nước của những cá nhân, cơ quan có trách nhiệm để xảy ra vụ việc.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, vừa qua Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp nhập khẩu cảnh giác với hàng hóa vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Theo Cục Xuất nhập khẩu, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hoặc tạm nhập vào Việt Nam những loại hàng hóa có hình ảnh hoặc mang nội dung bản đồ “đường lưỡi bò”.

Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật hiện hành do xuyên tạc sự thật lịch sử, thể hiện không đúng hoặc gây nhầm lẫn về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. “Các doanh nghiệp vi phạm hiện đang bị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Cục Xuất nhập khẩu khẳng định.

Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp nhập khẩu cảnh giác với hàng hóa vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Theo Cục Xuất nhập khẩu, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hoặc tạm nhập vào Việt Nam những loại hàng hóa có hình ảnh hoặc mang nội dung bản đồ “đường lưỡi bò”.

Để đảm bảo không xảy ra các trường hợp tương tự, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các doanh nghiệp: Rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý giao kết với đối tác bán hàng nước ngoài để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hàng hóa trước khi nhập khẩu, tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam.

Đối với các mặt hàng có nguy cơ cao (ấn phẩm, bản đồ, địa cầu, thiết bị hiển thị, thiết bị sử dụng phần mềm, ...), doanh nghiệp cần đề nghị người bán có văn bản cam kết không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam. Khi phát hiện hàng hóa vi phạm hoặc nghi ngờ vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng như hải quan, quản lý thị trường tại địa phương để kịp thời xử lý. Mới đây nhất, ngày 18/11/2019, đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội do Đội Quản lý thị trường số 5 – Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn kiểm tra điểm tập kết hàng hóa kinh doanh đồ chơi lắp ghép hình bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 16/11, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Anh Sơn tổ chức Chương trình Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn hóa, văn nghệ và khám, tư vấn bệnh miễn phí cho hội viên phụ nữ, đoàn viên, công nhân lao động côn
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

(LĐTĐ) Giá hoa tươi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận dự kiến tăng mạnh dịp 20/11 do nhu cầu cao. Giá hoa hồng Đà Lạt, được tiêu thụ nhiều, hiện từ 3.000 đến 6.500 đồng/cành và có thể tăng mạnh hơn. Ngoài hoa tươi, các loại hoa sáp, hoa nhựa cũng được ưa chuộng.
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái 27 tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với 20 đối tượng. Trong đó, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Nhung và N.T.M.K về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây rối trật tự công cộng
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

(LĐTĐ) Sau nhiều năm không thi đấu, huyền thoại Mike Tyson đã trở lại so găng ở một trận đấu quyền anh chuyên nghiệp với youtuber Jake Paul. Dù thất bại nhưng huyền thoại quyền anh Mike Tyson cũng nhận được số tiền lên đến 20 triệu USD.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

(LĐTĐ) Chị T (trú tại Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. "Bố đơn thân" gửi cho chị T một đường link, nhờ thao tác giúp. Khi đã "bay" mất 4 tỷ đồng, chị T mới nghi ngờ bị lừa và ra cơ quan Công an trình báo...

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động