Cảnh đẹp thôi, chưa đủ!
Việt Nam lọt top 14 quốc gia có giá du lịch rẻ | |
Quảng bá du lịch Việt Nam tại Úc và New Zealand | |
"Điều chỉnh theo quan điểm ưu tiên bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học" |
Cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2017 đạt 5.256.974 lượt khách, tăng 29,6 % so với cùng kỳ 2016. Đối với khách nội địa, ước tính đạt 34,2 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 212.200 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, theo đánh giá chung của các chuyên gia tham gia Hội thảo thì Việt Nam nằm trong khu vực được coi là có hoạt động du lịch năng động bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển đó du lịch lịch Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc…Trong khi đó, để nắm bắt được các xu hướng của thị trường trong tiêu dùng du lịch lại không phải là việc đơn giản, cần phải nhận diện rõ và phân tích được các nhân tố tác động đến các xu hướng, lấy đó làm cơ sở cho những dự báo về những xu hướng mới sẽ diễn ra.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng là điều tất yếu khi thị trường du lịch trong và ngoài nước được mở rộng. Tính đến hết năm 2016 đã có 1.545 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng vạn doanh nghiệp trong nước tham gia tổ chức hoạt động du lịch nội địa. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam – Phùng Quang Thắng, có cùng đặc điểm với doanh nghiệp Việt Nam nói chung nên quy mô doanh nghiệp du lịch đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tính chất hoạt động còn manh mún. Sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau còn rất hạn chế. Không những vậy số lượng và chất lượng lực lượng lao động trong lĩnh vực lữ hành còn chưa đáp ứng nhu cầu, năng lực làm việc và thấp hơn so với lực lượng lao động lữ hành một số nước trong khu vực, đặc biệt là về vấn đề ngoại ngữ. Sản phẩm du lịch nhiều doanh nghiệp mang tính sao chép, việc đầu tư cho xây dựng sản phẩm mới, đặc trưng, độc đáo còn chưa được quan tâm do năng lực tài chính.
Cơ sở lưu trú du lịch còn nhiều yếu kém
Theo Ths Nguyễn Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng Cục Du lịch) phân tích, vấn đề cơ sở lưu trú du lịch (CSLT DL) hiện nay chúng ta vẫn đang còn có nhiều điểm yếu kém. Một số CSLT DL quy mô nhỏ, chủ đầu tư đồng thời là người quản lý điều hành đang thiếu kiến thức, trình độ quản lý và vận hành tổ chức kinh doanh trú du lịch. Do vậy, cơ sở bị thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, hạn chế về chất lượng phục vụ, ít quan tâm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên. Mặt khác do nhận thức chưa đầy đủ, có những chủ doanh nghiệp chưa quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, sử dụng quá mức tài nguyên; cá biệt có nơi chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của điểm đến. Trong đó, một trong những tồn tại suốt nhiều năm nay là việc thiếu phòng chất lượng cao ở các khu du lịch biển trong mùa cao điểm.
Ngoài ra, cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn cũng cho rằng sự phát triển CSLT DL làm gia tăng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, tác động đến khí hậu do phát thải khí nhà kính càng tăng và nước thải không được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường biển, mức độ tiêu thụ tài nguyên ngày càng lớn mà chưa có hoạt động tích cực nhằm phục hồi, cân bằng sinh thái, về lâu dài có thể gây khan hiếm kiệt quệ tài nguyên nếu không lưu ý đến sức chứa và quy hoạch hợp lý. Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng sử dụng những sinh vật có tên trong dánh sách cần bảo vệ làm thức ăn, đồ lưu niệm… Nhiều đơn vị chưa ý thức được nghĩa vụ đóng góp cho địa phương, mang tính đối phó, phong trào, chủ yếu tập trung vào mục đích đạt hiệu quả kinh doanh. “Sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoạch, thiếu giám sát của một số vùng biển đã dẫn đến những công trình không phù hợp về kiến trúc, phá vỡ cảnh quan môi trường gây tác hại lâu dài rất khó khắc phục”- Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn nhấn mạnh.
Chính vì vậy, để hội nhập và phát triển, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp cũng như các điểm đến phải luôn chủ động trong việc nghiên cứu, nắm bắt các nhu cầu và xu hướng mới của thị trường thế giới, để từ đó có thể thích ứng, tận dụng cơ hội mà các xu hướng mang đến, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Với những đóng góp những chuyên gia, việc hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh du lịch, nhưng cũng đòi hỏi nhiều thách thức. Các đơn vị cần hiện thực một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Tạo ra cộng đồng doanh nghiệp đủ mạnh đứng vững ở thị trường trong nước, vươn ra và tham gia tích cực vào thị trường khu vực và thế giới nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51