Càng dễ bị bạo lực
Miễn giảm chi phí cho nạn nhân bạo lực gia đình | |
Đẩy lùi bạo hành đối với nữ công nhân | |
Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng | |
Vì bạo lực gia đình |
Tại diễn đàn “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình” do Trung tâm Phụ nữ và Phát Triển (CVVD) - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức, không ít câu chuyện thấm đẫm nước mắt. Trong đó, người phụ nữ muốn ly hôn nhưng cũng không thể nào viết đơn ra tòa, đơn giản cũng chỉ vì lý do tài chính.
Nói về thực trạng này, bà Lê Phương Thúy – Trưởng phòng Tư vấn (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển) cho biết, việc chị em bị đánh đập do không làm việc nhà hay không thuận mắt chồng không phải là chuyện gì xa lạ. Bà Thúy cũng cho rằng, phụ nữ làm việc nhà quá nhiều khiến chị em bị cạn kiệt sức lực, nếu người chồng không sẻ chia, thấu hiểu rất có thể sẽ dẫn tới ức chế tâm lý, mâu thuẫn, cãi cọ… thậm chí là đánh nhau và bạo lực gia đình là việc tất yếu xảy ra.
Hình ảnh đại biểu tham dự một buổi tọa đàm chủ đề “Đẩy lùi bạo lực gia đình” tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) |
Bên cạnh đó, bà Thúy cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại, bởi dựa vào pháp luật chúng ta vẫn phán xử người không kiểm soát được hành vi dẫn đến gây chết người, nhưng chúng ta phải dựa vào cái gì để phán xử, xét xử, truy cứu trách nhiệm của những người có trách nhiệm phải giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho công dân nhưng chẳng làm gì để xảy ra hậu quả nghiêm trọng với đối tượng phụ nữ trong địa bàn mình đang chịu trách nhiệm quản lý.
“Những vụ bạo hành gia đình đang cho thấy sự thờ ơ, vô cảm của chính quyền địa phương và rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể.” – bà Thúy nói.
Trong khi đó, theo Luật sư Quách Thành Lực – Trưởng văn phòng đại diện Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định, lao động nội trợ cũng được xem là lao động có thu nhập khi xác định tài sản chung hôn nhân. Như vậy, dù bạn không đi làm để tạo ra thu nhập trực tiếp như anh ấy nhưng vẫn là người có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng. Việc anh ấy phong tỏa, cấm vận tài chính của vợ mỗi khi hai người mâu thuẫn, gây nên tình trạng bạn phải phụ thuộc tài chính vào anh ấy, lỗi này thuộc vào nhóm hành vi bạo lực kinh tế, bị pháp luật nghiêm cấm.
Cụ thể, Tại Điều 56 - Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, quy định cụ thể về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bạo lực về kinh tế được xử lý như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng; Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Mức xử phạt hành chính này là một trong những căn cứ để để xử lý hình sự đối với những người cố tình tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân.
“Lâu nay, mọi người vẫn quan niệm các vấn đề liên quan đến gia đình thì nên "đóng cửa bảo nhau" trước rồi mới nhờ đến pháp luật can thiệp. Vì vậy điều bạn cần làm là "đả thông tư tưởng" cho chồng, giúp anh ấy nhận thức rõ được hành vi của mình đang làm với vợ là vi phạm pháp luật để thay đổi cách ứng xử không đúng từ trước đến nay. Nếu anh ấy "cố tình" không chịu hiểu, tiếp tục lặp lại hành vi gây bạo lực kinh tế đối với vợ, thì bạn hãy lên tiếng để nhờ pháp luật can thiệp. Bạn không nên im lặng để hành vi sai trái của chồng tiếp diễn, gây ảnh hướng đến hạnh phúc gia đình.” – Luật sư Quách Thành Lực cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21