Đẩy lùi bạo hành đối với nữ công nhân

Thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, cuộc sống tha phương, xa quê hương gia đình và nhất là việc tuổi đời còn trẻ, còn thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm sống… là những nguyên nhân khiến cho hạnh phúc của không ít cặp đôi CNLĐ dù đang yêu hoặc đã lập gia đình đều dễ lung lay, rạn nứt. 
day lui bao hanh doi voi nu cong nhan Nỗi lo cháu bị bạo hành
day lui bao hanh doi voi nu cong nhan Phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình: Dư luận đồng tình

Khi mâu thuẫn xảy ra, nữ công nhân thường là những người hứng chịu mọi sóng gió và vì thế, bạo hành đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với họ...

Đủ kiểu bạo hành

Hình thức trung bình, tuổi không còn trẻ, không người “cưa cẩm” nên khi được bạn bè mai mối, Thúy Hằng (công nhân KCN Bắc Thăng Long) nhận lời yêu và cưới ngay mà không cần tìm hiểu. Chồng Hằng cũng là công nhân trong khu công nghiệp, nhưng mới bị thất nghiệp do Cty thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công.

day lui bao hanh doi voi nu cong nhan
Nhiều nữ công nhân bị bạo hành mà không dám nói ra. Ảnh minh họa.

Vậy là vừa bước vào cuộc sống lứa đôi, thay vì hưởng mật ngọt hạnh phúc, Hằng phải giơ vai gánh vác gánh nặng kinh tế gia đình. Rồi Hằng có bầu, sinh con, năng suất làm việc ít đi mà chi tiêu lại tăng lên khiến cô càng thêm chán nản, hay thở than, trách móc.

Trong khi đó, do không tìm được việc mới, do mặc cảm vì không làm chỗ dựa kinh tế được cho vợ, lại hay nghe vợ càu nhàu, chồng Hằng sinh tật nhậu nhẹt, nóng tính, vũ phu. Anh thường xuyên cáu gắt thậm chí dùng vũ lực với vợ. “Cứ đi nhậu về là anh ấy lại lè nhè, gây sự, em nói lại là anh tát, đấm đá thâm tím mặt mày. Thậm chí có lần em bị anh đá gãy ngón tay cái bên trái, phải bó bột cả tháng trời mới lành”- Hằng than thở.

Để phá bỏ tâm lí e ngại, xấu hổ của nữ công nhân, khích lệ họ dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình, với vai trò bảo vệ người lao động, nhất là lao động nữ, thời gian qua tổ chức công đoàn các cấp cũng thúc đẩy nhiều hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình CNVCLĐ trong các buổi sinh hoạt định kỳ, hoặc chuyên đề có cả nam và nữ.

Chuyện của Nguyễn Thu Quỳnh, quê Thanh Hóa, công nhân may trong KCN Vĩnh Tuy cũng tương tự. Xinh đẹp, dịu hiền nên dù chỉ là CNLĐ trực tiếp, nhưng Quỳnh cũng lọt vào tầm ngắm và trở thành vợ của Thành, phó phòng kinh doanh của một công ty khác cùng trong KCN.

Ai cũng mừng cho cô thợ may tìm được bến đỗ êm ả, vững trãi cho cuộc đời mình, nhưng chỉ có Quỳnh là âm thầm rơi lệ. Cô cho biết, Thành là người có tài, chí thú làm ăn, vững về kinh tế nhưng tính tình lại rất cộc cằn, gia trưởng, luôn đòi hỏi cao ở vợ. Lúc yêu nhau, Thành chỉ cần biết Quỳnh xinh đẹp, nổi bật là đủ, nhưng khi cưới nhau về, anh đòi hỏi vợ vừa làm tốt công việc ở công ty, lại vừa phải giỏi nội trợ, khéo chiều chồng.

“Em xuất thân ở quê, gia đình nông dân, mộc mạc trong lời ăn tiếng nói và nấu nướng thì cũng chỉ tàm tạm, ở mức ăn được chứ không biết bày vẽ món nọ, món kia như yêu cầu của chồng”- Quỳnh bộc bạch. Tuy Thành không đánh đập, dùng bạo lực với vợ nhưng anh suốt ngày để ý từng sơ suất nhỏ của Quỳnh để trì triết, ca cẩm, chê bai khiến Quỳnh rất chán nản, mệt mỏi, không cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc gia đình.

Đỉnh điểm của những rạn nứt là khi công ty Quỳnh cắt giảm nhân sự, Quỳnh bị thất nghiệp. “Anh ấy hoàn toàn có khả năng lo được kinh tế cho gia đình, nhưng vẫn nhìn vợ như một cái gai trong mắt. Ngày nào anh cũng nhậu nhẹt, bê tha rồi mượn cớ say xỉn để nhiếc mắng vợ là đồ vô tích sự, ăn bám khiến em khổ tâm vô cùng”- Quỳnh kể.

Công đoàn giúp đẩy lùi tệ nạn bạo hành

Bạo lực về thể chất và tinh thần khiến cho cả Hằng và Quỳnh đều ức chế, mỏi mệt với cuộc sống hôn nhân và không ít lần muốn ly hôn, tìm lối thoát. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau: thương con còn nhỏ, ngại nói ra thì xấu chàng hổ ai, nên họ cứ cắn răng, âm thầm chịu đựng.

Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, tình hình bạo hành trong gia đình CNLĐ nói riêng và nhiều gia đình lao động nghèo nói chung xảy ra khá nhiều nhưng rất ít vụ được phanh phui, can thiệp.

Tại một diễn đàn về phòng chống bạo lực trong gia đình CNLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cũng cho rằng, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng với nhiều hình thức khác nhau và hầu hết đều là nam giới bạo lực phụ nữ và trẻ em.

Trong đó, các vụ bạo lực xảy ra nhiều hơn ở các gia đình CNLĐ trẻ do cuộc sống khó khăn, áp lực công việc nhiều. Điều đáng nói là, có những trường hợp chị em bị bạo hành vì những lí do rất vô lí nhưng vẫn cam chịu, không nhờ cơ quan chức năng can thiệp.

Để phá bỏ tâm lí e ngại, xấu hổ của nữ công nhân, khích lệ họ dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình, với vai trò bảo vệ người lao động, nhất là lao động nữ, thời gian qua tổ chức công đoàn các cấp cũng thúc đẩy nhiều hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình CNVCLĐ như tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho CNLĐ trong các buổi sinh hoạt định kỳ, hoặc chuyên đề có cả nam và nữ.

Chẳng hạn, đối với CĐ các KCN-CX Hà Nội, ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, CĐ các khu CN - CX Hà Nội tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa đến bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong CNLĐ đặc biệt cho nam công nhân. Bởi việc tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình rất cần cho nam giới, có như vậy nam giới mới hiểu về luật, hiểu những tâm tư, tình cảm của phụ nữ.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động