Cần tạo niềm đam mê đối với họa sĩ trẻ
Khai mạc Lễ hội Phim hoạt hình Việt-Hàn | |
Sáng tác nhạc cho thiếu nhi: Cần những nhạc sĩ trẻ tâm huyết | |
Điều ít biết về MC Tùng Chi và Đường lên đỉnh Olympia |
Theo họa sĩ Vĩnh Thụ, giống như văn học, mỹ thuật Việt Nam cũng phát triển theo dấu mốc từng giai đoạn lịch sử. Các tác phẩm lớn về đề tài lịch sử và chiến tranh, cách mạng vừa mang giá trị tư tưởng đồng thời tạo nên những bước ngoặt về nghệ thuật tạo hình. Trước cách mạng, ta có những bức họa như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân (sáng tác năm 1943). Sang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình tượng người thiếu nữ trong mỹ thuật là những nữ du kích cầm súng. Thời kỳ chiến tranh, cách mạng cũng cho ra đời nhiều phong cách, cá tính sáng tạo với những tên tuổi lớn như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Phan Chánh, Diệp Minh Châu, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tỵ, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Thị Kim, Huỳnh Văn Gấm, Dương Bích Liên, Nguyễn Hải... Mặc dù chiến tranh đã qua từ lâu nhưng đề tài về lịch sử, chiến tranh, cách mạng không bao giờ cũ và có sức hút lâu dài.
Bức họa vẽ bằng bột màu về Trận Tầm Vu năm 1948 của họa sĩ Nguyền Hiêm. Ảnh: Họa sĩ Vinh Thụ cung cấp. |
Nhiều cuộc thi, nhiều cuộc triển lãm về đề tài chiến tranh và người lính thường xuyên được tổ chức. Gần đây nhất là triển lãm mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”, được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Triển lãm này được đánh giá là một cuộc ra quân hùng hậu cả về số lượng tác phẩm tham gia và cách tiếp cận nội dung cũng như phong cách thể hiện, trong đó có nhiều tranh khổ lớn, hoành tráng và có tới 17 tác phẩm được đưa vào bộ sưu tập của Hội Mỹ thuật VN.
Thực tế, mặc dù số lượng tác giả, tác phẩm về đề tài lịch sử chiến tranh, cách mạng vẫn luôn hùng hậu, song, các tác phẩm có chất lượng cao vẫn chưa nhiều. Các cuộc triển lãm mỹ thuật về đề tài này vẫn chỉ nổi lên theo thời vụ, người xem ít có cơ hội được tiếp cận. Một họa sĩ hoạt động trong Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: Mỹ thuật về đề tài lịch sử, chiến tranh là nét độc đáo của hội họa nước nhà. Các tác phẩm về đề tài này mang tính giáo dục truyền thống, giúp lớp trẻ hiểu được phần nào lịch sử chiến tranh. Tuy nhiên, mảng tranh này hiện nay chưa được phát triển như mong muốn do chưa được quan tâm đúng hướng, chưa tìm đầu ra, chưa có những chính sách thiết thực để đầu tư, mua và tái tạo sự sáng tạo.
“Mỹ thuật là máu lịch sử, muốn vẽ tốt phải hiểu về lịch sử. Nhưng trong trường đại học, bộ môn lịch sử chỉ được học qua loa, các họa sĩ muốn vẽ về đề tài này thường phải tự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác. Trong khi đó, phương pháp giảng dạy về lịch sử trên ghế nhà trường đang bị áp đặt trong một cái khuôn đã cũ kỹ”. |
Theo họa sĩ Vinh Thụ, lỗi không phải do tranh đề tài chiến tranh không có đầu ra, mà ở đây, do cách tuyên truyền, giáo dục về lịch sử còn yếu, tác phẩm còn thiếu chiều sâu. Muốn vẽ được hiện thực thì phải ăn, ngủ, nghỉ với hiện thực. Hiện tại, lớp họa sĩ thời chiến vẫn còn nhưng đều đã có tuổi. Còn các họa sĩ trẻ ngại chạm tới đề tài này, bởi họ chưa từng trải qua thời kỳ chiến tranh, mà chỉ mường tượng qua lời kể của ông cha, qua truyền hình, báo đài nên họ ít cảm xúc và khó có những tác phẩm mang tầm vóc lớn.
“Mỹ thuật là máu lịch sử, muốn vẽ tốt phải hiểu về lịch sử. Nhưng trong trường đại học, bộ môn lịch sử chỉ được học qua loa, các họa sĩ muốn vẽ về đề tài này thường phải tự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác. Trong khi đó, phương pháp giảng dạy về lịch sử trên ghế nhà trường đang bị áp đặt trong một cái khuôn đã cũ kỹ. Nếu chỉ dừng lại ở các cuộc vận động sáng tạo, các sân chơi, các cuộc triển lãm thì không ăn thua. Mỹ thuật Việt Nam muốn phát triển tốt mảng đề tài này thì phải tạo được niềm đam mê, sự hứng khởi của họa sĩ trẻ với lịch sử của dân tộc từ trên ghế nhà trường. Nếu làm tốt việc này, tôi tin rằng, lớp trẻ sẽ thấm nhuần lịch sử, với những cuộc kháng chiến thần kỳ, hiểu và biết được giá trị của cha ông đối với sự đổi mới, dựng xây đất nước. Có như vậy mới sáng tác được những tác phẩm mỹ thuật xứng tầm lịch sử”, họa sĩ Vinh Thụ nói.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29