Trước thực trạng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai) xuống cấp:

Cần sớm có biện pháp khắc phục

(LĐTĐ) Được xây dựng và đưa vào hoạt động suốt hơn 40 năm, bề dày truyền thống là vậy song đến nay cơ sở vật chất của trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đang xuống cấp. Tại 2 dãy nhà 3 tầng xuất hiện nhiều vết nứt lớn, tường vữa bong tróc từng mảng. Trường xuống cấp khiến việc dạy và học của gần 2.000 con người nơi đây luôn phải nơm nớp trong sợ hãi.
can som co bien phap khac phuc Ngôi trường hơn 40 năm ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Vừa học vừa lo… vữa “rụng” trúng đầu

Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trải qua hơn 40 năm hoạt động, Trường THPT Trương Định đang đứng trước hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng của cơ sở vật chất.Theo ghi nhận của phóng viên Lao động Thủ đô hiện cầu thang bộ của các dãy nhà, cửa sổ, cửa chính… phần lớn đều có hiện tượng bị hư hỏng, xuống cấp.

can som co bien phap khac phuc
Sau hơn 40 năm xây dựng và hoạt động, hiện nay, Trường THPT Trương Định đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đáng lo ngại, phần tường bao, cột chịu lực… có biểu hiện nứt toác ngang dọc, bằng mắt thường có thể nhìn thấu lớp vữa trát phía ngoài. Cụ thể, dọc hành lang từ nhà hiệu bộ sang dãy nhà A, ít nhất ba chỗ bị nứt toác, cách nhau 5-10 cm. Nhiều cột chịu lực, lan can trơ gạch và sắt. Những đoạn lớp vữa vẫn còn, chỉ cần dùng tay vỗ là cả tảng rơi rụng. Hệ thống trần nhà cũng xập xệ. Dễ thấy nhất là nhiều điểm bị nứt nẻ, thấm dột, rêu mốc.

Còn tại dãy nhà B, song song với xuống cấp, hiện tượng khiến cả học sinh và thầy cô giáo lo ngại nhất là dấu hiệu bị nghiêng lún của dãy nhà. Theo ghi nhận, phía nối với nhà hiệu bộ, một đoạn nứt lớn, tách rời hẳn khung nhà đã được nhà trường gia cố bằng trụ sắt. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, xung quanh khu vực nguy hiểm này Ban Giám hiệu phải sử dụng nhiều bàn ghế cũ để che chắn, đồng thời căng dây, tre nứa và cả chục biển báo “Nguy hiểm cấm vào”.

can som co bien phap khac phuc
Nhiều lớp học bị hỏng mái, bong tróc vôi vữa. Nhà trường liên tục phải gia cố để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Em Ngô Minh Phương (học sinh lớp 11A2, Trường THPT Trương Định) cho biết, không chỉ riêng em mà tất thảy các bạn học đều rất lo sợ khi trường ngày một xuống cấp. “Ngồi trong lớp, cá nhân em cũng như nhiều bạn học khác đều cảm thấy lo lắng khi thỉnh thoảng lại có mảng tường, vữa rơi xuống.

Các thầy cô thậm chí còn phải cho bọn em ngồi tránh những chỗ mảng vữa có thể rơi ra. Em rất mong trường sớm được xây mới để em và các bạn có môi trường học tập an toàn, khang trang" -Minh Phương chia sẻ thêm.

Để khắc phục hiện tượng xuống cấp gây nguy hiểm cho học sinh, trên cương vị Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, ông Dương cùng Ban Giám hiệu và cán bộ nhân viên trong trường thường xuyên kiểm tra các phòng học.

Hàng tuần, Ban Giám hiệu nhà trường đều cùng bảo vệ đến từng lớp học để… chọc trần, đảm bảo các mảng vữa bong tróc phải rơi xuống hết ngoài giờ học của học sinh. “Vào mùa mưa, nồm ẩm, việc kiểm tra trần nhà, tường, cột lớp còn được thực hiện thường xuyên hàng ngày nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất cho các em học sinh.

Nhà trường cũng lắp đặt nhiều biển báo ở khu vực đặc biệt nguy hiểm nhằm cảnh báo giáo viên và học sinh, yêu cầu các em không được dựa vào lan can, chạy nhảy mạnh và thường xuyên gia cố những vết nứt mới phát hiện.

Với các lớp, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phân công cán bộ lớp phụ trách cơ sở vật chất kiểm tra phòng học, đặc biệt là trần và điện ngay khi mở khóa cửa. Nếu thấy trần nứt, có thể rơi, học sinh báo cáo bảo vệ để xử lý” - Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định chia sẻ.

Dẫn chúng tôi đến những điểm mới được gia công sau khi bong tróc, sụt lún, thầy giáo Trần Văn Huynh (Giáo viên thể dục, phụ trách cơ sở vật chất nhà trường) cho biết, hệ thống cơ sở vật chất nhà trường sau hơn 40 năm hoạt động đã xuống cấp trầm trọng. Rõ nhất là khu vực hành lang từ nhà hiệu bộ sang các phòng học ở dãy nhà B.

“Tôi cũng như các thầy cô giáo trong nhà trường đều mong muốn trường mới sớm được xây dựng để các khóa học sinh tiếp theo không phải trải qua cảm giác lo lắng, an tâm trong quá trình học tập" - thầy giáo Trần Văn Huynh mong mỏi.

Bên cạnh đó, thầy giáo Trần Văn Huynh cũng cho biết thêm, Trường THPT Trương Định hiện có 43 lớp với 1.868 học sinh. Do đó, dù nhiều phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng đến nay nhà trường vẫn phải sử dụng vì không có lớp học thay thế. Trong một số tình huống cấp bách, học sinh buộc phải "sơ tán" sang các phòng học khác để đợi khắc phục, gia cố tạm thời.

Chủ động đảm bảo an toàn cho học sinh

Trao đổi với phóng viên về vấn đề liên quan, ông Lê Việt Dương (Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định)cho biết hiện tượng hạ tầng cơ sở vật chất của trường đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc dạy và học. Ông Lê Việt Dương cho rằng, có hai lý do khiến trường xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay.

Thứ nhất, các dãy nhà hiện tại được đưa vào sử dụng từ năm 1976 theo kết cấu panel kiểu cũ dẫn đến tình trạng nứt hay bong tróc vữa. Thứ hai, ngôi trường rộng khoảng 9.300m2 nằm trong khu vực Tân Mai - vùng trũng của thành phố Hà Nội. Hệ thống thoát nước của trường không tốt, sân trường lại thấp hơn hệ thống cống ở khu dân cư bên cạnh nên thường xuyên bị ngập úng, nước thẩm thấu lâu ngày dẫn đến tình trạng sụt lún, nhà bị nứt và nghiêng.

Để khắc phục, trên cương vị Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, ông Dương cùng Ban Giám hiệu và cán bộ nhân viên trong trường thường xuyên kiểm tra các phòng học. Hàng tuần, Ban Giám hiệu nhà trường đều cùng bảo vệ đến từng lớp học để… chọc trần, đảm bảo các mảng vữa bong tróc phải rơi xuống hết ngoài giờ học của học sinh.

“Vào mùa mưa, nồm ẩm, việc kiểm tra trần nhà, tường, cột lớp còn được thực hiện thường xuyên hàng ngày nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất cho các em học sinh. Nhà trường cũng lắp đặt nhiều biển báo ở khu vực đặc biệt nguy hiểm nhằm cảnh báo giáo viên và học sinh, yêu cầu các em không được dựa vào lan can, chạy nhảy mạnh và thường xuyên gia cố những vết nứt mới phát hiện.

Với các lớp, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phân công cán bộ lớp phụ trách cơ sở vật chất kiểm tra phòng học, đặc biệt là trần và điện ngay khi mở khóa cửa. Nếu thấy trần nứt, có thể rơi, học sinh báo cáo bảo vệ để xử lý” - Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định chia sẻ.

Theo tìm hiểu, trước tình trạng xuống cấp của Trường THPT Trương Định, trong năm 2017, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng đề án báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Ban dự án của Thành phố. Phía Sở và Ban dự án đã nhiều lần xuống kiểm tra. Lãnh đạo Sở, Ban dự án của thành phố cũng đã thống nhất kiến trúc của nhà trường và làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai để lên phương án xây dựng trường.

Trong Công văn số 495/HĐND-KTNSngày 6/9/2018 của HĐND TP Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng cải tạo Trường THPT Trương Định. Theo đó, phá dỡ các hạng mục công trình xây dựng từ năm 1973, đã xuống cấp nguy hiểm; xây dựng mới 2 nhà học (24 phòng học thường và 6 phòng học bộ môn), 1 nhà hiệu bộ, nhà thể chất, cổng, tường rào, hạ tầng kĩ thuật.

Các hạng mục phá dỡ phải được kiểm định chất lượng và cho phép phá dỡ của cơ quan cơ thẩm quyền, có phương án xã hội hóa khối lượng phá dỡ hoặc thu hồi từ thanh lý vật liệu phá dỡ để giảm chi phí đầu tư. Đây là dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến 64 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2020 nhằm xây dựng Trường THPT Trương Định đáp ứng nhu cầu đào tạo và cảnh quan sư phạm, trường học đạt chuẩn quốc gia.

Rõ ràng, hiện tượng hạ tầng cơ sở vật chất của Trường THPT Trương Định đã và đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý dạy và học của gần 2.000 con người là các thầy cô và học sinh nơi đây.

Trong lúc chờ đợi trường được sửa sang, xây mới, hàng ngày tất thảy họ đều phải vừa học vừa lo… vữa “rụng” trúng đầu. Đề nghị các cấp ban, ngành và Thành phố sớm quan tâm và cải tạo Trường THPT Trương Định, đảm bảo tâm lý cho thầy cô và học sinh yên tâm học tập. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, thiết nghĩ UBND quận Hoàng Mai cần báo cáo Thành phố để có phương án khắc phục hoặc đầu tư xây dựng mới.

P.T - Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động