Cần đảm bảo quyền lợi người mua điện

Điện tiêu dùng và giá nước sinh hoạt liên tục tăng thời gian qua khiến cho những hộ gia đình là công chức về hưu, người thu nhập thấp; đặc biệt là công nhân lao động (CNLĐ) làm việc tại các khu công nghiệp phải đi thuê nhà trọ… thêm khó khăn. 
can dam bao quyen loi nguoi mua dien Kiểm soát chặt chi tiêu, không tăng giá điện
can dam bao quyen loi nguoi mua dien EVN được giao xây dựng kịch bản điều chỉnh giá điện
can dam bao quyen loi nguoi mua dien EVN tăng 2%-5% giá bán buôn điện năm 2016

Với CNLĐ lương, thu nhập tăng không đáng kể, trong khi giá thuê nhà, tiền dịch vụ điện, nước ngày càng phải đóng nhiều khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Vì vậy, theo các chuyên gia, dự thảo giá bản lẻ điện mà Bộ Công Thương đang gửi các bộ, ngành cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cần tính tới mặt bằng thu nhập chung của nhân dân và sức chịu đựng của cộng đồng doanh nghiệp (DN), dựa trên nền tảng Nhà nước, nhân dân, DN và ngành Điện cùng có lợi.

can dam bao quyen loi nguoi mua dien

Biên độ điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng

Theo dự thảo về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ sinh hoạt mà Bộ Công Thương lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành thì thay vì điều chỉnh giá bán điện tối thiểu là 6 tháng/lần như Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng giảm xuống còn 3 tháng/lần điều chỉnh.

Cạnh đó, theo nhận xét của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì dự thảo lần này còn mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện cho các cơ quan trực thuộc.

Cùng chung quan điểm với các chuyên gia, đa số hộ dân, NLĐ mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định giá nước sinh hoạt và giá điện tiêu dùng hiện đang khá đắt so với thu nhập, tiền lương của họ. Ngay như cách tính giá điện như hiện nay khiến người tiêu dùng đang phải “gánh” kép tiền điện.

Cụ thể, nếu dùng quá 101 kWh sẽ phải tính lũy kế giá, sau đó cộng tổng tiền tiêu thụ điện sẽ lại cõng thêm 10% thuế VAT. Cách tính này, với những công nhân lao động thuê nhà, phải trả tiền qua công tơ tổng của chủ nhà trọ, chi phí tiền điện, tiền nước có khi cao hơn tiền ăn.

Cụ thể, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định tăng/giảm giá điện theo Quyết định 69, đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm. Thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.

Về những quy định này, theo ý kiến các chuyên gia, điện không phải là mã hàng hóa chứng khoán trên thị trường hay như mặt hàng xăng dầu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường quốc tế, nên không cần thiết phải điều tiết linh hoạt theo thị trường bằng cách 3 tháng xem xét điều chỉnh một lần.

Cạnh đó, nếu tiến hành xem xét điều chỉnh giá bán điện thì Bộ Công Thương và EVN phải báo cáo định kỳ hàng quý các chỉ số về chi phí giá điện, các yếu tố về tỷ giá, chính sách thuế cho Bộ Tài chính để “thẩm định” việc điều chỉnh giá có hợp lý không.

Đồng thời cũng báo cáo Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là những cơ quan giám sát. Phải minh bạch các yếu tố đầu vào để người dân được biết mới tiến hành điều chỉnh giá bán điện khi thấy cần.

Thậm chí, theo kiến nghị của VCCI việc điều chỉnh giá điện bắt buộc phải có sự tham gia của một số hiệp hội tiêu dùng điện lớn như: Hiệp hội Thép, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Cơ khí…, đại diện Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ dân sự khác.

Nhìn lại chính sách hỗ trợ giá

Thực hiện lộ trình tăng giá điện, để giúp đối tượng là hộ chính sách, hộ nghèo không bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện, thời gian qua Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ tiền điện trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ chính sách và cụ thể hiện nay đang hỗ trợ 30 kWh điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách. Riêng trong năm 2015, Nhà nước đã hỗ trợ ước khoảng 210 tỉ đồng đối với nhóm đối tượng trên.

Tuy nhiên, cách tính giá điện hiện nay cũng như dự thảo vẫn còn nhiều điểm cần phải xem xét. Cụ thể, theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg thì hiện nay có 4 nhóm khách hàng chính: Sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt và mỗi nhóm có các quy định khác nhau về giá.

Đối với nhóm khách hàng sinh hoạt có đến 6 mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả. Đây cũng là mục tiêu cho việc thiết kế biểu giá bán lẻ điện hiện hành 6 bậc.

Về vấn đề này, hỗ trợ giá là một chính sách an sinh rất nhân văn, song với kinh doanh thì cần nên công bằng. Do đó, phải xem xét việc khống chế người tiêu dùng nếu sử dụng quá mốc quy định (51- 100 kWh )sẽ bắt đầu tính lũy kế là không ổn.

Giá cả nên ổn định

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, các chuyên gia kinh tế cho rằng mấu chốt quan trọng trong việc điều chỉnh giá điện không để ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống bộ phận làm công ăn lương. Chính vì thế, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, biểu giá 6 bậc đang áp dụng là quá nhiều và nên đưa về 3 - 4 bậc.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bậc, nhất là hai bậc đầu nên giãn cách ra xa hơn, có thể cách nhau 100 -150 kWh thì mức tiền phải trả sẽ giảm xuống. Còn đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì dẫn chứng số liệu về tiêu thụ điện năng, đó là số người dùng trên 400 kWh mỗi tháng chỉ chiếm 4,7%, trong khi số người dùng dưới 100% phần lớn là người thu nhập thấp lại lớn hơn nhiều. Thế nên, khi xây dựng biểu giá bán lẻ cần phải ưu tiên các đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp trước tiên.

Với những phân tích trên các chuyên gia đề nghị, các cơ quan soạn thảo cần phải có thiết kế các bậc phù hợp với thực tiễn. Và cách tốt nhất nên gộp hai bậc thang 50 kWh và 100 kWh đầu tiên thành một, ghép chung vào các hộ dùng từ 100 kWh trở xuống, các bậc tiếp theo cách nhau 100 số mỗi bậc.

Cùng chung quan điểm với các chuyên gia, đa số hộ dân, NLĐ mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định giá nước sinh hoạt và giá điện tiêu dùng hiện đang khá đắt so với thu nhập, tiền lương của họ. Ngay như cách tính giá điện như hiện nay khiến người tiêu dùng đang phải “gánh” kép tiền điện.

Cụ thể, nếu dùng quá 101 kWh sẽ phải tính lũy kế giá, sau đó cộng tổng tiền tiêu thụ điện sẽ lại cõng thêm 10% thuế VAT. Cách tính này, với những công nhân lao động thuê nhà, phải trả tiền qua công tơ tổng của chủ nhà trọ, chi phí tiền điện, tiền nước có khi cao hơn tiền ăn.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng là không nên điều chỉnh giá điện theo hướng 3 tháng/lần, thậm chí 6 tháng/lần mà cần phải áp dụng giá trong thời gian tương đối để DN ổn định sản xuất kinh doanh. Còn với NTD đặc biệt là người thu nhập thấp không nên không chế chỉ số giá điện như hiện nay để tính lũy kể giá theo hướng tăng dần.

Anh Tùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động