Cần có một thương hiệu thẻ quốc gia
Dùng thẻ ATM giả rút tiền | |
Đề phòng mất tiền từ thẻ ATM |
Chưa sử dụng hết tính năng thẻ ATM
Đối với nhiều quốc gia, hình thức thanh toán điện tử (thẻ ATM) không xa lạ. Nó không chỉ làm giảm áp lực lưu thông tiền mặt trên thị trường, giảm được sự rủi do khi giữ nhiều tiền trong người, mà còn giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đi lại ở các hình thức giao dịch khác như chuyển khoản... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, phương thức thanh toán này gần như chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Việc thị trường thẻ phát triển bùng nổ với mức “chóng mặt” không chỉ khiến các ngân hàng “vui”, mà người dân cũng phấn khởi khi có trong tay chiếc thẻ ATM. Thế nhưng, điều đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, bởi lẽ, dù số người có thẻ ATM rất lớn, nhưng thực sự sử dụng đến nó lại chẳng đáng là bao. Bởi trong quá trình phát hành thẻ, số thẻ “rác”, thẻ “ảo” chiếm số lượng rất lớn, điều này đã gây nên sự lãng phí không hề nhỏ.
Cần xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia để giúp người dân thuận tiện khi thanh toán nội địa và quốc tế. |
Anh Nguyễn Tiến Thành (ở Khương Trung, quận Thanh Xuân, HN) cho biết, thời kỳ mới bùng nổ chương trình phát hành thẻ ATM, nhiều ngân hàng đã tung ra các chiến dịch phát hành thẻ miễn phí. Khi đó anh Thành cũng có trong tay 3-4 chiếc thẻ ATM, nhưng chỉ 2 thẻ ATM được anh sử dụng thường xuyên. “Tôi thường sử dụng một thẻ do cơ quan cấp để chi trả lương, còn lại là một thẻ Mastercard, những thẻ còn lại thì hầu như chẳng dùng đến từ ngày mở tài khoản. Tuy nhiên, tôi cũng chưa thấy ngân hàng ra thông báo khóa thẻ hay tạm ngưng cung cấp, có lẽ những thẻ đó vẫn còn sử dụng được, vì nó vẫn còn thời hạn” – anh Thành cho hay. Cũng giống như anh Thành, anh Nguyễn Tân (ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, HN) cho biết: “Tôi làm trong lĩnh vực kinh doanh, do đặc thù công việc nên tôi thường thay đổi công việc. Ở mỗi nơi làm việc mới, tôi lại được yêu cầu làm, hoặc được cấp một thẻ ngân hàng mới, tính đến nay tôi có 6 – 7 chiếc thẻ. Tuy nhiên, một số thẻ về quê muốn thanh toán cũng không có cơ hội để sử dụng. Vì thế, nhiều thẻ cho đến nay vẫn còn “nằm im”. Mới đây, có một ngân hàng mới thông tin về việc khóa tài khoản của tôi vì không phát sinh giao dịch nên bị khóa, trong tài khoản chỉ còn phí giữ thẻ là 50.000 đồng”.
Từ những chia sẻ trên, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, để vấn đề thẻ “rác” xảy ra, một phần là do sự thiếu kiểm soát của ngân hàng, cùng việc chạy đua về thành tích giữa các ngân hàng mà không quan tâm đến nhu cầu thực tế của người sử dụng. “Đành rằng phía các ngân hàng khi phát hành thẻ, chắc chắn họ muốn thẻ đó được sử dụng, tài khoản theo thẻ được phát sinh các giao dịch. Thế nhưng, trên thực tế nhiều thẻ ATM đã trở thành thẻ “rác” và nó đang không đi đúng hướng như hoạch định của phía các ngân hàng. Nguyên nhân là do thực hiện nhiều ưu đãi như phát hành miễn phí, không sử dụng mức số dư tối thiểu, chăm sóc khách hàng không tốt...dẫn đến người tiêu dùng quay lưng với thẻ ATM ” – chuyên gia Tiền chia sẻ. Cũng theo ông Tiền, hiện vấn đề thanh toán bằng thẻ điện tử ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển rộng khắp, ngoài một số trung tâm thương mại, siêu thị chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM, thì hầu như các địa điểm mua sắm khác vẫn chưa “sẵn sàng” áp dụng phương thức thanh toán này. Nghiễm nhiên, thẻ ATM lúc ấy chỉ được người dân sử dụng để rút tiền và giữ tiền trong tài khoản.
Cần xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia
Vấn đề xuất hiện ngày càng nhiều thẻ ATM “rác” trên thị trường không chỉ gây lãng phí cho xã hội, ngân hàng, mà còn gây lãng phí đối với cả chủ thẻ. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Thu Hà, mặc dù chi phí cho việc phát hành thẻ không đáng là bao, nhưng để duy trì thẻ, ngân hàng phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, nguồn lực, công nghệ... “Nhằm hạn chế tình trạng thẻ ATM “rác”, hiện rất nhiều các ngân hàng đã áp dụng biện pháp số dư tài khoản, phí duy trì thẻ, hoặc sẽ “khai tử” thẻ ATM nếu trong vòng 6 tháng không phát sinh giao dịch. Đây được cho là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý và giảm lãng phí phát sinh, duy trì cho những thẻ ATM không sử dụng” - bà Hà cho hay.
Rất nhiều thẻ ATM “rác” hiện không được sử dụng, gây lãng phí. |
Cũng theo bà Hà, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời, còn về lâu dài, để duy trì sự phát triển của loại hình thanh toán điện tử, tạo sự tiện ích cho xã hội, thì rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng. Hiện tại, sự kết nối ấy đã được thể hiện bằng hình thức liên kết chéo, cho phép người sử dụng một thẻ ATM có thể rút tiền ở những ngân hàng, những hệ thống khác ngoài ngân hàng mà mình đăng ký mở thẻ. Tuy nhiên, các loại thẻ này chỉ có tác dụng nội địa. Trong quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng nhanh như hiện nay, để thẻ ATM không chỉ giới hạn thanh toán nội địa, cần phải thúc đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia, giúp thẻ nội địa có thể thanh toán được ở nước ngoài.
Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có một thương hiệu thẻ riêng, nhưng một thẻ ATM để làm thương hiệu quốc gia thì chưa có. Để nâng cao giá trị thẻ ATM, đồng thời hỗ trợ việc thanh toán không dùng tiền mặt như hiện nay ở Việt Nam, thì phải xây dựng một thương hiệu thẻ quốc gia. Muốn làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức chuyển mạch, các đơn vị chấp nhận và phát hành thẻ. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng một tiêu chuẩn các quy định chung, nhằm đáp ứng được các quy định của khu vực và quốc tế. Khi đó, thẻ quốc gia sẽ trở nên thuận lợi hơn với người dân trong việc thực hiện các giao dịch không chỉ ở trong nước mà kể cả ở nước ngoài. “Để xây dựng được thương hiệu thẻ quốc gia, trước hết, các ngân hàng cần phải nâng cao chế độ bảo mật thẻ, thay thế các thẻ ATM hiện nay bằng các thẻ có gắn chip như Visa, MasterCard... Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa các ngân hàng, sự chỉ đạo, quan tâm của Ngân hàng Nhà nước, cần phải xây dựng một hành lang pháp lý bảo vệ, chuẩn bị nguồn lực, chí phí và lựa chọn phương án tối ưu nhất” - bà Hà nhấn mạnh.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35