Gánh nặng phí, lệ phí

Cần bỏ những phí, lệ phí không hợp lý

Một số ĐBQH đã cho rằng, dân đóng thuế, cộng đồng DN đóng thuế để làm đường, vậy mà lại bắt dân đóng phí duy trì đường bộ là khó chấp nhận. Vì vậy phải loại bỏ loại phí này.      
Gánh nặng phí, lệ phí
Đã đóng thuế thì phải loại bỏ dần phí, lệ phí

Nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về phí và lệ phí, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Phí và lệ phí nhằm thay thế Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001. Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí thì hiện có khoảng 73 khoản phí, được sắp xếp thành 12 nhóm theo tính chất công việc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành. Qua 13 năm thực hiện, đến nay một số khoản phí đã và đang chuyển sang cơ chế giá theo quy định của Luật chuyên ngành (đặc biệt là một số khoản phí có tác động lớn đến người dân như học phí và viện phí); một số khoản phí được quy định trong danh mục nhưng qua 13 năm chưa phát sinh và một số khoản phí được quy định tại các Luật chuyên ngành ban hành sau Pháp lệnh Phí và lệ phí.

Để đảm bảo quy định thống nhất về phí, lệ phí; khuyến khích xã hội hóa; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cung cấp dịch vụ công, dự thảo Luật đưa ra khỏi danh mục phí 18 khoản, gồm: 2 khoản phí được quy định trong danh mục nhưng qua 13 năm chưa phát sinh (phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phí giám định hàng hóa xuất, nhập khẩu); 5 khoản phí trước đây có quy định thu nhưng nay đã dừng thu để phù hợp với tình hình thực tế (phí xây dựng; phí an ninh trật tự; phí phòng, chống thiên tai; phí niêm phong, kẹp chì hải quan; phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá); 6 khoản phí có cùng đối tượng điều chỉnh cần rà soát thu gọn danh mục (phí sử dụng đường thủy nội địa và phí luồng lạch có cùng đối tượng điều chỉnh là sử dụng đường thủy nội địa; phí sử dụng đường biển và phí bảo đảm hàng hải có cùng đối tượng điều chỉnh là sử dụng đường biển); 5 khoản phí quy định trong danh mục nhưng pháp luật chuyên ngành đã quy định thực hiện theo cơ chế giá (phí đấu thầu; học phí; viện phí; phí giám định tư pháp; phí kiểm định đo lường chất lượng).

Cần bỏ những phí, lệ phí  không hợp lý

Ngoài 18 khoản phí nêu trên, để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công cần tiếp tục rà soát chuyển các khoản phí sang cơ chế giá dịch vụ, chỉ các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước như: Phí phòng dịch y tế, phí thẩm định cấp giấy phép hành nghề,... thì quy định thu phí. Với nguyên tắc này, có thêm 19 khoản phí trong danh mục chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá. Việc chuyển các khoản phí này đã tính đến sự phù hợp với quy định của pháp luật về giá. Cụ thể, chuyển sang cơ chế giá thị trường đối với các khoản phí dịch vụ đã có DN tham gia cung cấp như phí giới thiệu việc làm; phí kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa; phí kiểm nghiệm trang thiết bị y tế; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,... Các khoản phí chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá gồm các khoản phí thu từ dịch vụ có liên quan đến một số lĩnh vực Nhà nước cần quản lý giá để ổn định sản xuất và đời sống hoặc dịch vụ dễ độc quyền như phí sử dụng đường bộ hoàn vốn các dự án BOT; phí chợ; phí bến bãi; phí vệ sinh; phí thẩm định kết quả đấu thầu; phí sử dụng cảng, nhà ga;... Thực tế, các khoản thu này cơ bản đang thực hiện theo cơ chế giá. DN bỏ vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn, không nộp ngân sách nhà nước. Bổ sung 15 khoản phí đã được quy định tại các Luật chuyên ngành (như phí bay qua vùng trời, phí công chứng, phí sử dụng kho số viễn thông,...).

Như vậy, danh mục phí kèm theo dự án Luật bao gồm 51 khoản phí, trong đó, 36/73 khoản trong danh mục phí hiện hành được kế thừa và 15 khoản phí quy định tại các Luật chuyên ngành được bổ sung vào danh mục. Mặc dù, Bộ Tài chính thống kê hiện vẫn chỉ tồn tại những loại phí trên, nhưng theo nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia hiện vẫn đang tồn tại thực trạng dân phải gánh “xã phí”, “phường phí”, “thôn phí”. Trao đổi với PV LĐTĐ chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng: Trước mắt cần phân biệt rõ thế nào là phí và lệ phí. Địa phương, ngành nào đang có sự chồng lẫn giữa phí và lệ phí thì phải rà soát để loại bỏ. Và điều quan trọng Chính phủ, Ban soạn thảo phải nhìn nhận việc ban hành nhiều loại phí và lệ phí có đủ bù đắp tiền công, tiền lương trả cho các nhân viên chuyên đi thu phí hay không? Bên cạnh đó, vấn đề minh bạch hóa thu phí giữa các loại hình cơ quan, đơn vị công tư ra sao? Ví dụ bệnh viện công thì nhà nước quyết nhưng bệnh viện tư chưa có chế tài để bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Để dự thảo luật được hoàn thiện hơn, trình ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới, một số đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo cần phải rà soát lại hiện nay cả nước (trung ương, tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường; thậm chí cả thôn) đang có bao nhiêu loại phí và lệ phí, quỹ, trên cơ sở đó sẽ tiến hành loại bỏ những loại phí và lệ phí không cần thiết; những loại phí và lệ phí bị chồng nhau để giảm gánh nặng cho dân. Không để một người dân thu nhập khoảng 20- 30 triệu đồng/năm; một công chức, viên chức thu nhập khoảng 40- 100 triệu/năm, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cho nhà nước lại còn phải cõng thêm cả chục loại phí, lệ phí, quỹ. ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, nếu hàng năm chúng ta đẩy mạnh được công cuộc phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng, trong đầu tư thì số tiền dư ra còn lớn hơn nhiều lần các khoản đóng góp từ phí và lệ phí của dân.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Tối 4/5, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”.
Dự báo thời tiết ngày 5/5: Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét

Dự báo thời tiết ngày 5/5: Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 5/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Khối thi đua số 9 tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Khối thi đua số 9 tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

(LĐTĐ) Khối thi đua số 9 thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Triển khai Cuộc thi trực tuyến "Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”

Triển khai Cuộc thi trực tuyến "Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có công văn số 477/LĐLĐ triển khai Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”.
Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng

Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đấu giá 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu.

Tin khác

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Trên bao thuốc lá điếu bao giờ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng phải ghi dòng chữ cảnh báo về sức khỏe, còn với thuốc lá điện tử, dẫu chưa ghi nhưng ai cũng biết tác hại khôn lường của loại thuốc này đối với sức khỏe con người.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động