Cán bộ dân số từng bị chồng ghen vì ...đi sớm về khuya

"Thời gian đầu mới làm công tác dân số, tôi bị gọi là “người vác tù và hàng tổng”, là “hâm” vì suốt ngày can thiệp vào cuộc sống gia đình người khác. Thậm chí từng có thời gian tôi bị chồng ghen vì đi làm công việc này đến 7- 8h tối mới về", bà Khương Thị Hà (53 tuổi làm công tác dân số ở Đông Hưng, Thái Bình) chia sẻ.
can bo dan so tung bi chong ghen vi di som ve khuya Sáp nhập để tinh gọn về lượng và chất
can bo dan so tung bi chong ghen vi di som ve khuya ​Nữ cán bộ dân số giúp nâng cao vị thế trẻ em gái trong gia đìn

Được biết, làm cán bộ dân số, chế độ thù lao hàng tháng thấp nhưng bằng sự nhiệt huyết họ vẫn bám trụ tại các địa bàn âm thầm làm cầu nối đưa các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình đến với người dân.

Đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng đối tượng để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số là công việc hàng ngày và quen thuộc của mỗi cán bộ làm công tác này. Có nhiều người rơi vào tình cảnh trái ngang, khi bị chính người thân trong gia đình nghi ngờ vì công việc đi sớm, về khuya.

can bo dan so tung bi chong ghen vi di som ve khuya
Bà Khương Thị Hà chia sẻ câu chuyện với phóng viên. Ảnh: Minh Khuê

Chia sẻ về công việc của mình suốt hơn 20 năm qua, bà Hà kể lại: Những năm đầu của thập niên 90, điều kiện kinh tế khó khăn, mỗi lần đi vận động kế hoạch hóa gia đình, bà phải đi bộ hoặc đạp chiếc xe cọc cạch rất vất vả. Và gặp được người dân để tuyên truyền, vận động cũng khó, bởi họ còn phải đi làm rất ít khi có mặt ở nhà. Bởi vậy, những cán bộ dân số như chúng tôi phải tranh thủ thời gian, gặp người dân ở đâu tuyên truyền ở đó. Thậm chí, có những hôm phải tranh thủ thời gian buổi trưa, buổi tối đến với các gia đình, những đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để làm công tác vận động.

"Ngày ấy, bác Chủ tịch xã rất tâm huyết, nhiệt tình với công tác dân số. Cứ hết giờ làm việc là tôi và bác ấy lại “cuốc bộ” đi làm nhiệm vụ. Nhiều hôm, phải 7-8 giờ tối mới về đến nhà. Một, hai lần thì không sao nhưng nhiều lần như vậy khiến ông xã nghi ngờ và có thái độ ghen tuông vì cho rằng tôi ngoại tình. Sau này, ông xã cũng hiểu, rồi thông cảm và rất ủng hộ công việc của tôi. Nghĩ lại, đó cũng là một thời để nhớ, để vợ chồng thêm thương yêu, thấu hiểu và gắn bó xây dựng gia đình hạnh phúc” – bà Hà bộc bạch.

Cũng theo bà Hà, những năm đầu bà làm công tác dân số, tiền phụ cấp được vài chục nghìn. Gia đình, người thân bảo bà là “hâm” đi “vác tù và hàng tổng”. “Có người còn nói khó nghe hơn, họ bảo tôi thích chọc ngoáy vào gia đình người khác” – bà Hà tâm sự.

Trong quá trình đi làm công tác tuyên truyền, bà Hà cũng từng bị nhiều gia đình xua đuổi, trách mắng. Có lần, bà đến một gia đình sinh con một bề là gái để vận động không sinh con thứ ba. Lần đầu đến họ còn tiếp đón lịch sự, nhưng nhiều lần đến nhà thì họ thấy phiền, họ không những không tiếp mà còn có những lời nói xúc phạm.

Bà Hà kể: "Với trường hợp này, không thể nóng vội mà phải sử dụng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”. Tôi đã gặp gỡ người thân của họ để tiếp cận, rủ rỉ chuyện trò và nêu gương một số gia đình chỉ có con gái ngay trong thôn làng của gia đình đấy, nhưng họ vẫn sống rất hạnh phúc, kinh tế, khá giả, con cái học giỏi, chăm ngoan. Cuối cùng họ cũng nhận ra và quyết định đi làm kế hoạch hóa gia đình".

Theo bà Hà, vận động các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch gia đình đã khó, nhưng để họ giữ vững lập trường càng khó hơn. Để làm được điều này, bà và các cộng tác viên dân số thường xuyên đến các gia đình đó để gắn kết tình thân. Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ nếu họ cần. Đó cũng chính là cách để làm dân vận trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Sau bao khó khăn, vất vả giờ đây bà Hà đã được vào biên chế và là một viên chức năng nổ, nhiệt tình của ngành dân số. Hiện bà còn là một trong những báo cáo viên về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của huyện Đông Hưng.

Theo lời bà Hà, trước đây, bà từng được cử đi học chuyên ngành khác để chuyển nghề, nhưng bà không đi mà vẫn tình nguyện làm công tác dân số cho đến bây giờ. Bởi với bà, được làm dân số cũng là một cơ duyên.

“Ngày trước khó khăn là thế mà tôi vẫn quyết bám trụ, bởi làm công việc này cho tôi được nhiều hơn mất. Ít nhất là đi đâu cũng được bà con gọi vui là “bà Khương dân số”. Song quan trọng nhất là tôi đã học được chữ “nhẫn”. Bởi làm làm công việc này nếu không kiên nhẫn, mềm mỏng thì sẽ thất bại”, bà Hà cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

(LĐTĐ) Những năm qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thường xuyên đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.

Tin khác

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

(LĐTĐ) Thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, cộng thêm nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nền mạn tính tiến triển nặng, tăng nguy cơ tái phát bệnh cơ xương khớp, gây ra nguy cơ bệnh chồng bệnh. Đặc biệt, trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, tình trạng người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng.
TP.HCM: Không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi

TP.HCM: Không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi

(LĐTĐ) Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đáp ứng yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật, hàng loạt mỹ phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bị thu hồi.
Cứu sống bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

Cứu sống bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

(LĐTĐ) Phụ cha lùa bò, bé trai 10 tuổi bị khoảng 20 con bò giẫm đạp, khiến dập lá lách, rách phổi và tràn dịch ổ bụng.
Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh

Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội đã có 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Các chuyên gia y tế cho rằng, tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả.
Một phụ nữ tử vong sau khi làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn

Một phụ nữ tử vong sau khi làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn

(LĐTĐ) Một phụ nữ thực hiện căng da làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn, (địa chỉ số 31 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) bị tai biến và tử vong sau đó.
Tình trạng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng trẻ hóa

Tình trạng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng trẻ hóa

(LĐTĐ) Trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người có độ tuổi ngoài 60 thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ có độ tuổi từ 18 - 30 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh suy thận ngày càng tăng, chiếm từ 20 - 30%.
Cấp cứu một thai phụ bị hôn mê do biến chứng tiểu đường thai kỳ

Cấp cứu một thai phụ bị hôn mê do biến chứng tiểu đường thai kỳ

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đơn vị vừa cấp cứu thành công cho thai phụ L.T.H (34 tuổi, ở Hà Nội). Thai phụ đã phải trải qua một lần vượt cạn đầy lo âu và nguy hiểm do biến chứng tiểu đường thai kỳ khi không được phát hiện sớm.
Gia tăng ca tử vong do bệnh dại

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại

(LĐTĐ) 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

(LĐTĐ) Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sự nghiệp giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống bệnh nhi 14 tuổi thủng tim, thủng phổi

Kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống bệnh nhi 14 tuổi thủng tim, thủng phổi

(LĐTĐ) Bệnh nhi 14 tuổi tự dùng dao đâm thủng tim, thủng phổi vừa được các bác sĩ kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống.
Xem thêm
Phiên bản di động