Cần biết điều này khi sử dụng thiết bị sưởi mùa đông
Cẩn trọng rước họa vào thân! | |
Không khí lạnh tăng cường, người Hà Nội đốt lửa sưởi ấm | |
Nguy hiểm từ việc sưởi ấm không đúng cách |
Tuyệt đối không dùng bếp than tổ ong sưởi trong phòng kín. Ảnh: T.L |
Đa dạng các loại thiết bị sưởi
Trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị sưởi, có tính năng và công suất khác nhau.
Máy sưởi dầu: Được ưa chuộng nhất, bởi có độ bền cao, có rơle nhiệt cảm biến tự động ngắt/mở, có chế độ điều chỉnh nhiệt phù hợp… cấp nhiệt rộng khắp phòng, nhiệt độ không quá cao, không làm khô da, có thể sấy khô quần áo… Tuy nhiên, máy sưởi dầu hơi nóng tỏa rất chậm, phải lâu mới ấm được căn phòng. Vì vậy, cần bật thiết bị sưởi trước khi vào phòng 10-20 phút.
Khi mua máy sưởi, bạn nên mua hàng chính hãng để đảm bảo chất sơn phủ máy sưởi an toàn, tránh mua phải hàng bị kém chất lượng, khi máy sưởi nóng lên chính chất sơn phủ bề mặt lại sinh ra khí độc.
Máy sưởi treo tường: Ưu thế như điều hòa 2 chiều, có thể thay đổi vị trí treo tùy ý, hết mùa có thể tháo xuống, cất đi. Theo anh Hoàng Tuấn, tư vấn viên của hãng điện tử Saiko, lò sưởi treo khi lắp ráp cần quan sát thợ lắp đủ 3 vít chốt tạo thế cân bằng. Nơi lắp đặt lò sưởi phải cao quá tầm với tay của người lớn, mặt tường phẳng và khô ráo (tránh nước bắn trực tiếp vào lò sưởi).
Điều hòa hai chiều: Ưu điểm có thể sưởi ấm cho cả phòng. Nhưng lưu ý không nên đặt nhiệt độ sưởi quá cao, chỉ nên từ 24-26 độ C là đủ. Nhược điểm là thường gây khô da. Vì vậy chỉ nên bật số nhỏ, bổ sung độ ẩm bằng chậu nước, máy phun ẩm... Lưu ý không nên để phòng kín quá sẽ thiếu ôxy để thở.
Quạt sưởi hơi nước: Ưu điểm là hình dáng đẹp, có nhiều chế độ nhiệt, điều khiển Led từ xa, dùng được cả mùa hè, mùa đông. Nhược điểm là quạt sưởi cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, khả năng làm ấm kém. Hay phải thay nước sạch, súc rửa bầu đựng nước thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, thổi ra mùi.
Nên chọn thiết bị có cảm biến nhiệt để tránh hỏa hoạn khi quạt đổ gây ra chập, cháy... Đặt quạt phải để thật vững, chắc, bảo đảm không bị đổ, nghiêng, gây nguy hiểm.
Vì quạt sưởi tỏa nhiệt rất mạnh, không nên cho trẻ nằm quá gần, đứng hoặc ngồi chơi quá gần, vì da trẻ rất nhạy cảm và mỏng nên dễ bị bỏng.
Đèn sưởi hồng ngoại: Thường dùng trong nhà tắm. Nên bật trước khi tắm khoảng 5- 7 phút. Các đèn halogen cũng cần bật 20- 30 phút để làm nóng không khí nhà tắm.
Vì nhà tắm nhiều hơi nước, nên đèn sưởi cần lắp đặt cẩn thận, nên chuyển ổ điện ra ngoài, kẻo hơi nước bốc lên khắp phòng tắm, có thể gây nguy cơ nhiễm điện từ ổ cắm, làm người tắm bị điện giật.
Do công suất đèn sưởi và bình nóng lạnh lớn, nên cần bật bình nóng lạnh trước 10-15 phút, rồi tắt trước khi tắm. Sau đó hãy bật đèn sưởi trong lúc tắm. Như thế sẽ an toàn, không sợ hở điện ở bình nóng lạnh, giảm công suất điện năng tiêu thụ cùng thời điểm.
Cẩn trọng với thiết bị sưởi cá nhân
Thiết bị sưởi cá nhân như chăn điện, đệm điện, túi sưởi... tuy không gây độc hại, khá an toàn, tiết kiệm năng lượng, có thể dùng ở mọi lúc, mọi nơi… nhưng hiệu quả hạn chế vì thời gian sưởi chỉ được 2-6 giờ.
Với chăn điện, đệm điện: Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E Hà Nội), dùng chăn, đệm điện chỉ nên đặt ở nhiệt độ 25 - 30 độ C và cũng không dùng quá 10 giờ liền. Phụ nữ mới sinh, trẻ sơ sinh khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể kém, chăn điện lại sinh nhiệt khá cao nên dễ bị mất nước, dẫn tới sốt nóng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng… Ban đầu có thể bật số lớn nhất, nhưng sau 30 phút cần đưa về mức trung bình, kẻo ngủ quên nhiệt độ đạt tới 60 độ C sẽ có hại cho sức khỏe, trẻ em có thể bỏng nhẹ, rát da. Sau đó để nhiệt độ 25-30 độ C và cũng không dùng quá 10 giờ liền. Tuyệt đối không để nước tiếp xúc với bộ điều khiển của chăn điện và không quấn chăn quanh người vì dễ gây ra chập, cháy.
Với túi sưởi: Không để trẻ đến gần nơi cắm điện túi sưởi, cũng không để chỗ ổ cắm thiết bị sưởi quay xuống dưới, không sờ tay hay sử dụng khi đang cắm điện. Nếu sưởi ấm, chườm nóng thì trước khi đi ngủ 15 phút nên cắm điện, để nóng 7 - 10 phút là túi tự ngắt điện, sưởi ấm được 4 - 6 giờ.
Khi sưởi không để chân tay đè lên kẻo vỡ túi sưởi, mà chỉ cần đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm (lệch 45 độ). Không nên để trẻ em có thể chơi, ngồi, nghịch, dùng vật sắc nhọn vạch lên thiết bị sưởi, kẻo làm bục, rò dung dịch, rò điện gây bỏng. Khi túi có hiện tượng rò rỉ tuyệt đối không dùng cố, hoặc đổ dung dịch trong túi ra ngoài để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
Khi có trục trặc và phải rút điện khi ngưng sử dụng. Những người mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng mãn tính, hay bị bệnh ngoài da không nên dùng chăn điện sưởi. Phụ nữ mới sinh con, trẻ sơ sinh, do khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể rất kém, không nên dùng chăn điện vì có thể bị mất nước dẫn tới sốt nóng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Dùng than sưởi mùa đông thế nào cho an toàn
Theo GS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), dùng than để sưởi ấm trong phòng là đặc biệt nguy hiểm, nhất là với người già và trẻ nhỏ vì hệ hô hấp yếu, hoặc chưa hoàn thiện, có thể gây hỏa hoạn hoặc bỏng nặng, ngạt khí gây ngất lịm ngay khi đang ngủ. Vì vậy tốt nhất không nên dùng lò than để sưởi ấm trong phòng kín.
Nếu buộc phải dùng, thì nên dùng các loại than sinh nhiệt an toàn, cũng chỉ đốt tối đa 1 giờ đủ làm ấm phòng là tắt đi. Phòng đốt than phải có lối để thoát khí như mở hé cửa sổ. Tuyệt đối không dùng qua đêm, hay đặt ngay dưới gầm giường, gần những chỗ dễ bắt lửa, cửa ra vào.
Khi cảm thấy thiếu khí, nặng đầu ngay lập tức phải mở tất cả các cửa để không khí tràn vào thông khí và nhanh chóng ra khỏi phòng.
Giải pháp giúp người dân ở vùng nông thôn giữ ấm cơ thể theo cách dân dã là trải thảm, trải đệm, dùng rơm hoặc sử dụng vật liệu xốp để tạo ra môi trường ấm áp giữ ấm cho cơ thể.
- Dùng loại thiết bị sưởi nào cũng cần kết hợp phun ẩm (bằng máy phun ẩm, hoặc chậu nước), hoặc hé cửa để lưu thông không khí. Nhiệt độ thích hợp là 20-25 độ C, đặt cách xa trẻ 1,5 - 2m. Không đặt quá nóng vì chênh lệch nhiều với nhiệt độ bên ngoài dễ bị cảm. - Tuyệt đối không dùng máy sưởi được sử dụng sản phẩm nơi có độ ẩm cao (nhà tắm) vì dễ gây chập điện. - Thiết bị bẩn không dùng chất tẩy mạnh tránh hư hại. Không được lau khi đang cắm điện, không được ngâm trong nước để giặt rửa. Nếu bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng. - Nên tắt máy khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện và an toàn. Luôn đề phòng cháy, chập. Không che chắn bằng các vật liệu gây cháy (nilon, nhựa, xốp...), không chạm tay vào mặt sưởi vì có thể gây bỏng. - Cần thoa kem dưỡng da giữ ẩm, nhất là da vào mặt, chân tay cho trẻ. Nguyễn Đức Hiếu Trung tâm sửa chữa điện lạnh Long Biên, Hà Nội |
Theo Hà Dương/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52