Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc
An Ngọc: Cô ca sĩ trẻ đam mê dòng nhạc dân tộc | |
Một đời người gắn bó với âm nhạc dân tộc | |
“Vua muỗng” Trần Quang Hải trao tặng tư liệu âm nhạc cho nước nhà |
Thực tế cho thấy, nghệ thuật dân tộc nói chung, âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng đã và đang bị tác động rất lớn bởi cơ chế thị trường. Nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền đang mờ dần bản sắc, thưa vắng người nghe, người xem. Một bộ phận lớp trẻ chỉ quan tâm đến nhạc thương mại, nhạc nước ngoài mà quay lưng với âm nhạc dân tộc, khiến những người tâm huyết với âm nhạc cổ truyền lo ngại, các nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền cũng gặp nhiều khó khăn.
Âm nhạc dân tộc khó khăn khi tìm chỗ đứng trong dòng chảy hiện đại |
Các loại hình như dân ca quan họ, hát xoan, ví dặm... là những sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người dân các dân tộc Việt Nam, là nhân tố góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... nhưng loại hình âm nhạc này chỉ được đem ra trình diễn trong những chương trình mang tính sự kiện chính trị, văn hóa, trình diễn tại một số khu di tích… chứ ít khi được thương mại hóa, đầu tư.
Các loại hình âm nhạc đặc sắc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa”, tức là hát có micro và có nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại.
Nhạc sĩ Đức Trí: Nên chấp nhận nhiều cách thể hiện, sáng tạo nhạc dân tộc khác nhau, miễn sao phải giữ được cái gốc và được khán giả đón nhận, chứ không phải mang đi giới thiệu, giao lưu là nhạc dân tộc sẽ có đất sống. |
Tuy nhiên để âm nhạc dân tộc đến gần công chúng, thời gian qua nhiều loại hình nghệ thuật đã có những cách tân làm mới để hút khán giả nhưng vô hình chung đang làm mờ dần bản sắc dân tộc. Xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc đang làm biến chất, biến dạng các loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua. Chẳng hạn, hát quan họ thì hát theo đĩa, hát xẩm thì lại minh họa bằng…múa lửa, hay hát cồng chiêng thì minh họa bằng làm xiếc, ảo thuật. Đành rằng nhiều đơn vị, nghệ sĩ đã rất cố gắng lan tỏa âm nhạc dân tộc đến với công chúng theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều rất manh mún, không được đầu tư bài bản cho nên không đạt được hiệu quả như mong muốn, làm biến dạng loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, vì thế làm cho nghệ thuật dân tộc bị mất thẩm mỹ và không còn ý nghĩa như nguyên bản.
Nhiều câu hỏi đặt ra rằng, phải chăng âm nhạc dân tộc thiếu chỗ đứng là “tại giới trẻ” bây giờ rất hờ hững với giá trị cổ truyền. Tại cuộc tọa đàm “Nghệ thuật âm nhạc dân tộc với giới trẻ”, thạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải cho rằng, có nhiều lý do khiến giới trẻ không mặn mà với âm nhạc dân tộc. Và đây là xu thế chung của toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Khi thời hoàng kim của nhiều loại hình nghệ thuật qua đi, nó sẽ bước vào giai đoạn thoái trào. Thế nhưng, nếu thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng mới, âm nhạc dân tộc vẫn có chỗ đứng trong thời hội nhập.
“Như với nghệ thuật sân khấu cải lương, loại hình quen thuộc với người dân, mình phải cải lương từ những tác giả mới tạo được sức hút chứ hát mãi tuồng cũ sao được. Tác giả phải nắm bắt được hơi thở của khán giả thời nay để viết lên những bài ca nói thay lời họ với những vấn đề mà họ quan tâm. Cùng với đó, chúng ta cần thay đổi cả nghệ thuật ca, cách đờn và nhiều thứ khác thì mới phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người nghe trong thời kỳ mới”, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải chia sẻ.
Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nói giới trẻ ngày nay quay lưng với âm nhạc dân tộc là không chính xác, bởi giới trẻ ngày này “chưa hiểu nên khó mà yêu được”. “Âm nhạc dân tộc trông thế mà khó nghe. Đi xem cải lương, đờn ca tài tử phần đông là giới trung niên, người già mà ít bạn trẻ. Vì sao vậy? Vì những người có nhiều trải nghiệm sẽ thấu cảm cho cái buồn bã, thăng trầm, hạnh phúc mà các nghệ sĩ đang biểu diễn. Còn người trẻ, muốn họ thích trước tiên phải giúp họ hiểu. Muốn bảo tồn hay phát huy các dòng âm nhạc, văn hóa dân tộc, trước hết phải có tri thức”, tiến sĩ cho phân tích. Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên cũng thừa nhận rằng, âm nhạc dân tộc rất khó nghe, muốn tìm hiểu phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi lâu dài và có trải nghiệm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống mới có cảm nhận sâu sắc và yêu thích nó. |
Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nói giới trẻ ngày nay quay lưng với âm nhạc dân tộc là không chính xác, bởi giới trẻ ngày này “chưa hiểu nên khó mà yêu được”. “Âm nhạc dân tộc trông thế mà khó nghe. Đi xem cải lương, đờn ca tài tử phần đông là giới trung niên, người già mà ít bạn trẻ. Vì sao vậy? Vì những người có nhiều trải nghiệm sẽ thấu cảm cho cái buồn bã, thăng trầm, hạnh phúc mà các nghệ sĩ đang biểu diễn. Còn người trẻ, muốn họ thích trước tiên phải giúp họ hiểu. Muốn bảo tồn hay phát huy các dòng âm nhạc, văn hóa dân tộc, trước hết phải có tri thức”, tiến sĩ cho phân tích. Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên cũng thừa nhận rằng, âm nhạc dân tộc rất khó nghe, muốn tìm hiểu phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi lâu dài và có trải nghiệm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống mới có cảm nhận sâu sắc và yêu thích nó.
Với sự phát triển như vũ bão của các kĩ thuật công nghệ, âm nhạc hiện tại đã không còn là âm nhạc của ngày trước. Ngày nay, nhiều loại hình âm nhạc mới nổi lên với đa dạng các cách biểu diễn. Trào lưu nhạc điện tử, nhạc độc lập – người thể hiện có thể tự thu âm và phát hành, không phụ thuộc vào các nhân tố nào khác,… ngày càng được phổ biến. Tại Việt Nam, các loại hình âm nhạc này được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Nhạc trẻ cũng đang nỗ lực giữ vị trí đứng đầu trong nước của mình. Nhưng nhạc truyền thống – loại âm nhạc cổ xưa, thì lại đang dần bị quên lãng.
Nhạc truyền thống là loại âm nhạc có giá trị lịch sử của Việt Nam. Từ phương Bắc tới phương Nam, nhạc cổ truyền không bị giới hạn về phạm vi. Mỗi vùng đều có những âm nhạc riêng, nhưng gộp chung tất cả sẽ trở thành nhạc truyền thống của dân tộc. Nhờ có lịch sử lâu đời, nhạc truyền thống dù không được ưa chuộng nhưng cũng thường được nhắc tới. Thế nhưng không giữ gìn thì loại âm nhạc nào cũng có thể mất đi. Và nhạc cổ xưa này chính là đối tượng cần bảo vệ hiện nay.
Bảo Thoa
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51