Cố nhạc sư – nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức:

Một đời người gắn bó với âm nhạc dân tộc

(LĐTĐ) Nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức (1900 - 1982) là một nhạc công, nhạc sư nhạc cụ dân tộc. Ông có đóng góp lớn cho sự phát triển của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Dù đã rời xa nhân thế gần 40 năm, nhưng những cống hiến của ông cho nền âm nhạc dân tộc nước nhà vẫn còn vẹn nguyên và được các thế hệ sau trân trọng, bồi đắp.  
mot doi nguoi gan bo voi am nhac dan toc Nhạc sỹ Y Vũ đưa bằng chứng khẳng định ca khúc "Tôi đưa em sang sông" do mình sáng tác
mot doi nguoi gan bo voi am nhac dan toc Nhiều mong chờ tại đêm nhạc tôn vinh cố nhạc sỹ Thanh Tùng

Lưu giữ “hồn” cho nhạc dân tộc

mot doi nguoi gan bo voi am nhac dan toc
Cố nhạc sư – nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức

Sinh thời, cố nhạc sư Vũ Tuấn Ðức là bậc kỳ tài, tinh thông nhiều loại nhạc cụ dân tộc, am hiểu sâu sắc âm nhạc dân gian Việt Nam. Ông đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho sự phát triển ngành âm nhạc cổ truyền, đặc biệt đã biên soạn chương trình, giáo trình cho các nhạc cụ dân tộc đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp ở bậc sơ học và trung học.

Nhạc sư Vũ Tuấn Ðức cũng là người đầu tiên thực hiện cách ghi nhạc bằng năm dòng kẻ, góp phần lưu giữ, truyền bá và phát triển âm nhạc Việt Nam. Ông có nhiều đề xuất cải tiến nhạc cụ dân tộc và kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Một trong những sáng tạo của ông là cây nguyệt đại, dựa vào cây đàn nguyệt cổ truyền.

Sinh ra ở làng Phi Liệu, huyện Vụ Bản (Nam Ðịnh), trước Cách mạng Tháng Tám, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức đã cùng một số nghệ sĩ trong nhóm cổ nhạc thành lập Ban quốc nhạc ở Hà Nội, quảng bá âm nhạc dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tích cực cùng gánh hát đi diễn tuồng, chèo với nhiều nội dung tuyên truyền và cổ vũ cho cách mạng, phục vụ đông đảo nhân dân.

Năm 1950, nhạc sư đã cùng với những người bạn của mình là ông Tam Lang, Văn Thuật và một số thương gia thành lập Hội chấn hưng chèo cổ, lập ra rạp Lạc Việt. Sau khi hoà bình lập lại, năm 1954, ông tham gia Đoàn chèo trung ương, sau đó về công tác ở Vụ Nghệ thuật (nay là Cục Nghệ thuật biễu diễn).

Năm 1956, ông là một trong những nhà giáo đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), và là Chủ nhiệm Khoa Dân tộc (nay là Khoa Âm nhạc Truyền thống). Năm 1958, ông được Bộ Văn hóa Thông tin cử đi dự Ðại hội âm nhạc Mùa xuân ở Praha (Tiệp Khắc). Với những cống hiến của mình cho âm nhạc dân tộc, sau đó, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức đã được tín nhiệm và bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong suốt thời gian hoạt động tại Trường âm nhạc, ông đã có nhiều đóng góp quý báu cho sự phát triển âm nhạc cổ truyền. Ông là người biên soạn giáo trình âm nhạc ở bậc sơ học và trung học. Ông cũng là người đầu tiên thực hiện ghi nhạc dân tộc bằng năm dòng kẻ, để truyền bá các làn điệu âm nhạc dân tộc dễ dàng, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều ký hiệu mới để ghi lại những đặc thù của âm nhạc dân tộc. Ông đòi hỏi giữ được "hồn dân tộc", kiên quyết phản đối lối chơi nhạc cụ cổ truyền theo kiểu phương Tây.

Mãi là “người cha” của âm nhạc dân tộc

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhạc sư Vũ Tuấn Đức đã có nhiều đề xuất cải tiến nhạc cụ dân tộc và kỹ thuật diễn tấu. Ông thường xuyên nhắc nhở thế hệ sau phải chuyên cần học tập ở các nghệ nhân một cách nghiêm túc, giữ gìn và phát huy âm nhạc truyền thống và nghiên cứu, học tập vốn tinh hoa âm nhạc của thế giới.

mot doi nguoi gan bo voi am nhac dan toc
Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khắc ghi những công lao, sự cống hiến của nhạc sư Vũ Tuấn Đức

Bên cạnh đó, nhạc sư Vũ Tuấn Đức luôn đề cao phương châm: "Nhất chuyên đa năng": Giỏi một loại đàn và biết chơi nhiều loại đàn khác. Ông trực tiếp đào tạo nhiều lớp nghệ sĩ tài năng của đất nước như: Xuân Khải, Lê Mây, Thao Giang, Đinh Thị Nội, Mai Phương, Xuân Dung, Phương Bảo, Thanh Tâm… và nhiều nghệ sĩ khác, trong đó không ít người nay là nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, những giảng viên, nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước. Có thể nói, ông là người mở đường sự phát triển của Khoa Âm nhạc Truyền thống Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với cống hiến to lớn cho nghệ thuật dân tộc, nhạc sư Vũ Tuấn Ðức được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân đợt 1 năm 1984.

Hơn nửa thế kỷ trưởng thành, Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh, có đội ngũ giảng viên tài năng, có hệ thống đào tạo từ trung cấp, đại học, cao học. Lớp lớp nghệ sĩ trưởng thành từ Khoa Âm nhạc truyền thống đều trở thành những cán bộ, diễn viên, giảng viên nòng cốt của các đơn vị nghệ thuật trên cả nước.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, các thế hệ thầy và trò khoa Âm nhạc Truyền thống thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam luôn có ý thức trân trọng di sản, biết ơn sâu sắc công lao xây dựng, vun đắp của các thế hệ đi trước. Mới đây, thầy và trò khoa Âm nhạc Truyền thống đã hoàn thành việc tu tạo mộ phần và tạc dựng văn bia tưởng niệm tri ân nhạc sư – nghệ sĩ nhân dân Vũ Tuấn Đức nhằm bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn người có công lao to lớn với nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Trân trọng những cống hiến của nhạc sư Vũ Tuấn Đức cho âm nhạc dân tộc, cũng như những tình cảm, tâm huyết mà người người thầy đã dành cho các học trò, những thế hệ nghệ sĩ sau này đều coi ông như người cha của mình.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hoa Đăng – Phó Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xúc động chia sẻ: “Các thế hệ thầy trò Khoa Âm nhạc truyền thống hiện nay đều khắc ghi những công lao, sự cống hiến của nhạc sư Vũ Đức Tuấn cho sự phát triển của nghệ thuật diễn tấu nhạc cụ dân tộc nói riêng và cho âm nhạc dân tộc Việt Nam nói chung.

Cuộc đời thầy thanh bạch, gia cảnh lại khá neo người, tài năng và đức độ và tâm huyết của thầy là tấm gương sáng cho chúng tôi noi theo. Bởi thế, chúng tôi luôn thấy mình không chỉ có trách nhiệm gìn giữ, phát huy văn hóa âm nhạc dân tộc truyền thống, mà còn có trách nhiệm hương khói cho phần mộ của cụ, để tỏ lòng biết ơn theo đúng đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn”.

Mùa thu năm 2019, thầy trò Khoa Âm nhạc truyền thống bồi hồi trước tấm bia tưởng niệm người thầy, người cha, người nhạc sư, nghệ sỹ đáng kính của dòng âm nhạc dân tộc Việt Nam. Dù ông đã đi xa, nhưng những âm hưởng những bản đàn dân tộc vẫn mãi vang lên trong lòng nhiều thế hệ.

Bảo Thoa

Ảnh: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hoa Đăng cung cấp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 27/4, U23 Việt Nam đã chia tay giấc mơ Olympic khi dừng bước ở tứ kết với trận thua 0-1 trước U23 Iraq.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

(LĐTĐ) Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024 đã đi đến vòng tứ kết với 4 cặp đấu diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là một số hình ảnh sinh động trong ngày thi đấu hôm nay (23/4).
Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

(LĐTĐ) Trong tour "Eras Tour", Taylor Swift đã tiết lộ về sự đau khổ của mình sau khi chia tay bạn trai lâu năm Joe Alwyn.
Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

(LĐTĐ) 60 gương mặt vừa lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Mister Vietnam - Nam vương Việt Nam mùa 2 năm 2024. Trong đó, 2 gương mặt đã để lại nhiều ấn tượng với Ban Tổ chức bởi nổi bật ở lĩnh vực thể thao.
Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

(LĐTĐ) Phim ảnh là một trong những loại hình của nghệ thuật thứ 7, bên cạnh chức năng giải trí còn có chức năng giáo dục. Song thời gian qua, không ít phim thương mại do các nhà sản xuất trong nước dàn dựng quá thiên về yếu tố “sinh lý”, thậm chí đi ngược với thuần phong, mỹ tục vẫn cứ được công chiếu. Phim “Cái giá của hạnh phúc” là ví dụ.
Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Sau hai mùa thành công, phiên bản mới của Giờ thứ 9+ mùa có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình sẽ lên sóng vào lúc 15h00 ngày 28/4 trên VTV3.
Xem thêm
Phiên bản di động