Cám dỗ chết người trong “thế giới ngầm” vàng tặc

Cả ngày những phu vàng còng lưng chui rúc trong hầm đào bới, đối mặt với nguy cơ tai nạn sập hầm bất cứ lúc nào. Nhóm khác trầm mình dưới nước lạnh giá, độc hại để đãi đất gom chút vàng cám. Nhưng tối đến, những con người này lại đem những “đồng tiền xương máu” đốt sạch vào canh bạc đỏ đen, dâng cho nàng tiên nâu, gái mại dâm…

54252Sau cuộc nhậu say bí tỉ, 4h sáng hôm sau khi chuông báo thức vang lên, tất cả mọi người đều uể oải, chuẩn bị lên bãi khai thác. Trong cái giá lạnh sớm mai, các phu vàng sì sụp tạm bát mì tôm trứng rồi vội vã khoác lên mình những bộ quần áo lấm lem bùn đất vứt đống ở góc nhà. Tùy vào công việc được giao trước đó, họ tìm đến góc nhà mà lấy cuốc, thuổng, xẻng, xô chậu, bao tải, dây thừng, dao phát…

Theo mọi người, tôi khoác bộ quần áo lao động, nhanh nhảu đến góc nhà lấy “đồ nghề”. Khi không biết bắt đầu từ đâu thì Trương bảo tôi mới làm, nên cứ quan sát công việc của mọi người, trước mắt đứng ở cửa hang để kéo đất ra, chuyển cho người tuyển vàng ở mó nước.

Trong hơi sương lạnh, chúng tôi mỗi người một chiếc đèn pin đeo trên trán, tiến đến thung lũng gần đó. Theo quan sát của tôi, một vạt rừng bị gọt trọc, còn trơ lại đất với nham nhở những hố, bạt che chắn. Những cái hang được trống tạm bằng những thanh gỗ đơn sơ, yếu ớt ngay cửa hang chỉ vừa một người chui vào, cứ thế đào vào vách núi, tạo ra những cái “hàm ếch” mỏng manh có thể đổ ụp xuống, chôn vùi phu vàng bất cứ lúc nào. Điều này là chính xác, bởi báo chí từng đưa tin rất nhiều về những vụ tai nạn sập hầm do cách đào vàng tự phát kiểu này.

Theo sự phân công của trưởng nhóm, cứ 3 người một hố, người vào đào đất, người chuyển ra và người tuyển vàng. Êkip của tôi có Tuấn và Kiên “nhỏ”. Tuấn có nhiệm vụ chui vào hang đào, tôi ít kinh nghiệm thì kéo đất ra, còn Kiên thì tuyển vàng. Theo đó, cứ khi nào thấy Tuấn giật dây thì tôi kéo chiếc bao tải được buộc túm đầu bằng dây thừng ra, chuyển cho Kiên. Cứ như thế, khoảng 15 -20 phút, tôi lại ì ạch kéo lê một bao tải đất nhỏ ra ngoài rồi khuân đến cho Kiên. Thoắt cái, trời đã sáng, trước mắt tôi dần hiện ra một khoảng trống đất đỏ bạt ngàn với những tấm bạt che chắn, hố đào nham nhở cùng cả trăm con người thập thò bên miệng hang và vùng nước quanh đó.

Khi trò chuyện với Kiên, tôi được biết, để có một bãi đất khai thác vàng như thế này, các chủ bưởng phải là dân anh chị rắn mặt, không ngại va chạm mới giành giật nổi. Khi trúng mánh, gặp được vỉa có nhiều vàng thì tất cả phải kín tiếng, kẻo bị đội khác đem quân đến chiếm hoặc cướp ngay. Chuyện bị tai nạn sập hầm vẫn thường xuyên xảy ra. Các phu vàng khi đã vào đây làm việc thì phải xác định rằng, chết là mất mạng. Lý do là bởi, các chủ bưởng thường ém thông tin, có sập hầm chết người, cũng để nguyên đó. Chủ bưởng nào tử tế lắm còn bồi thường một ít tiền cho gia đình người gặp nạn. Nhưng trường hợp này hãn hữu lắm, bởi nếu đem tiền về cho gia đình người gặp nạn, không may thông tin bị lộ, công an vào cuộc thì chết cả nút.

Công việc thường ngày của phu vàng.

54253Chỉ đứng ngoài kéo đất, tôi đã thấy toát mồ hôi, người mỏi rã rời, ấy vậy mà những người khác vẫn hùng hực, đào đãi như chẳng biết mệt là gì. Thấy tôi thắc mắc, Kiên bảo rằng, trưa nay về, cho tôi một liều, chiều là khỏe như vâm ngay. Theo Kiên, hầu hết các phu ở đây có được sự dẻo dai như vậy không phải do sức khỏe tốt hay làm quen việc gì, tất cả là nhờ chơi “hàng trắng”. Thấy Kiên bảo vậy, tôi vội hỏi: “Lương 4 triệu, cộng với ăn chia phần trăm khi đào được vàng cùng lắm mỗi người khoảng 10 triệu, lấy tiền đâu mà chơi hoài như thế?”.

Kiên thở dài bảo: “Nếu không dùng “hàng” thì lấy đâu ra sức mà làm việc. Đầu tiên dùng thử để có sức khỏe, dùng mãi thành nghiện, không có thì không thể làm việc được. Đây chính là cái thòng lọng vô hình siết cổ phu vàng mà các chủ bưởng thường sử dụng. Biết vậy, nhưng ở chốn lao động vất vả, buồn chán, tiền lại sẵn nên chẳng mấy người thoát được thứ cám dỗ chết người đó. Như em đây chẳng hạn, gần 2 năm rồi đã gửi được đồng nào về nhà đâu”.

Không chỉ có Kiên, sau này hỏi ra, tôi mới biết, những phu vàng ở đây đa phần đều nghiện. Tiền làm ra đều bay theo làn khói trắng và những cuộc chơi vô bổ khác. Nhiều người, đi biền biệt cả năm trời, nhưng chẳng gửi được đồng nào về cho bố mẹ, vợ con ở quê. Mà có về được quê thì cũng đã “thân tàn ma dại” khi nghiện quặt quẹo, lao lực, bệnh tật, thậm chí là nhiễm HIV…

Sau bữa trưa ăn vội, nghỉ ngơi được khoảng gần tiếng đồng hồ, chúng tôi lại bắt đầu vào công việc. Tận dụng thời gian nghỉ giải lao, hay khi chuyển đất cho Kiên, tôi thường lợi dụng để “học nghề”. Có lẽ vì tôi được giới thiệu là em của anh Trương nên Kiên cũng chẳng đề phòng, nhiệt tình kể hết về những “mặt trái” ở nơi nghiệt ngã này.

“Đừng có nói là trong bãi vàng tặc này sống ngoài vòng pháp luật. Luật ở đây khắc nghiệt hơn nhiều, đó là luật rừng. Tất cả mọi chuyện đều có thể được giải quyết bằng tiền và… nắm đấm. Khỏe sống, yếu chết. Chẳng có tình thương hay nhân nghĩa. Đã dính vào cái nghiệp này, chẳng mấy ai có thể lành lặn ra được mà sống trong giàu sang phú quý. Kể cả chủ bưởng”, Kiên chia sẻ.

Ngồi bên cạnh, Tuấn tiếp lời, vẻ dặn dò: “Bất kể ban đêm hay ban ngày, chú đừng có dại mà đi khỏi bãi của mình một mình bởi ở đây có hẳn một đội quân… săn người. Lang thang mà chẳng may gặp chúng, chú sẽ bị bán cho các bãi khác, lúc ấy chỉ có tàn đời. Bởi chúng cai quản nghiêm ngặt lắm, chỉ cần có ý định bỏ trốn là chúng thủ tiêu ngay. Ở đây là vậy, anh không dọa chú đâu…”. Nghe thấy Tuấn bảo vậy, tôi không khỏi rùng mình, sợ hãi…

Tiệc đêm

Sương xuống nhanh, bóng tối bao trùm cả vùng núi Lũng Mòn thì cũng là lúc chúng tôi dọn đồ đạc về lán. Chẳng biết vì lạnh hay vì hiếm nước sạch, tôi chỉ thấy mọi người lột bỏ quần áo vứt vào góc nhà, ra rửa qua loa rồi ngồi ngay vào mâm cơm. Khi tôi đi tắm vào, mọi người đã ngồi đông đủ, quây quần bên mâm rượu. Tìm cho mình chỗ ngồi, tôi bắt đầu nhập cuộc. Rượu được rót ra, mọi người vui vẻ chúc tụng. Với họ, cơm có thể thiếu, nhưng rượu thì lúc nào cũng phải đầy.

Tàn tiệc rượu, tôi thấy từng tốp 3 – 4 người túm tụm vào góc nhà. Vốn đã thấy điều lạ ngay từ hôm qua, nhưng hôm nay tôi mới để ý, tiến đến xem mới biết họ đang sử dụng xì ke, ma túy.

Thấy tôi ngó nghiêng, Kiên vội tiến đến, kéo tay tôi lại mâm rượu, giọng lè nhè: “Họ dùng hàng trắng đấy, em khuyên anh đừng có dây vào. Anh em ngồi uống rượu đi, tí em dẫn đi tìm “hoa”…”.

Khi Kiên vừa dứt, phu vàng tên Sơn ngồi bên cạnh lè nhè theo: “Làm việc vất vả, tình người thiếu thốn, nên mọi người khó tránh khỏi cám dỗ của ma túy lắm. Trước đây em cũng đã dùng thử một lần, bị sốc, người tím tái, nằm đơ ra sàn nhà, miệng sùi bọt, tí chết. Từ đó em sợ, chẳng dám dùng thử nữa”. Ở đây, 10 người thì có đến 7 – 8 nghiện.

 

Tôi, Kiên và Sơn trò chuyện được một lúc thì những phu kia cũng chơi “hàng” xong. Một số người nháy nhau đi “hóng mát”, số còn lại thì chia ra thành hai bàn chơi bài. Kiên cáo mệt đi ngủ trước, còn tôi theo Sơn đi “hái hoa rừng”.

Theo chân Sơn, khoảng 10 phút, chúng tôi có mặt tại một cái lán nhỏ bày bán tạp hóa. Bà chủ tên Hoa, ngoài 50 tuổi, béo núc ních, niềm nở mời khách. Tại quán lúc này cũng có vài cô gái và mấy người đàn ông đang ngồi nói chuyện rôm rả. Chọn một chiếc bàn nhỏ để ngồi, khi bà Hoa đến, Sơn hỏi luôn: “Còn em nào không bà chủ?”. “Các chú chờ chút, sắp hết giờ rồi. Có uống gì chị lấy cho”, bà Hoa nhanh nhảu trả lời.

Trong lúc chờ đợi, tôi giả vờ đi vệ sinh. Trong bóng tối nhờ nhờ, tôi thấy, những ô nhỏ được ngăn tạm bằng tấm bạt mỏng tang. Bên trong những ô nhỏ đó phát ra những tiếng cười nói, trêu đùa, tiếng thở dốc, ọp ẹp, rên rỉ bệnh hoạn.

Khi tôi đang quan sát thì bà Hoa đi vào, giọng thẽ thọt: Gì mà cuống lên thế, chờ tí nữa, các em xong sẽ ra.

Qua câu chuyện của Sơn, tôi được biết, bà Hoa cũng từng là trưởng bưởng của mấy bãi khai thác. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, bà này đã từng có đến cả bao tải vàng. Khi đã kiếm tiền quá đủ, mọi người trong bãi thấy Hoa biến mất một thời gian dài. Đi đâu không ai rõ nhưng khoảng 2 năm trở lại đây bà xuất hiện, lập một lán bán tạp hóa và quy tụ nhiều cô gái trẻ về đây phục vụ “tới bến” cho anh em “đói tình”.

Khoảng 15 phút chờ đợi, Sơn được dẫn vào phòng “sung sướng”, còn tôi phải ngồi đợi tiếp, lúc này mới có thời gian bắt chuyện với bà Hoa. Theo bà Hoa, trước đây bà cũng giàu có lắm, nhưng khi về quê với gia đình được một thời gian thì cay đắng khi chồng và 2 hai thằng con trai đều nghiện ma túy nặng, họ cứ rủ nhau “ăn đất” vì sốc thuốc, vì nhiễm HIV. Chồng con chết hết, chán nản nên bà quay lại với bãi vàng như một cái nghiệp…

Kỳ III: Nỗi đau sau giấc mộng vàng

Hùng – Cường

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động