Cái giá của sự áp đặt
Hiểu, để yêu thương | |
Nước mắt |
“Nhưng sao cứ phải học đàn ạ?”. “Còn sao nữa, từ đời ông nội nhà anh đến giờ đều là giảng viên nhạc, đều có tiếng tăm. Học nhạc là truyền thống gia đình, anh phải học”. Cậu con trai xị mặt: “Nhưng con không thích học nhạc, mà học nhạc vừa tốn thời gian, vừa ẻo lả như con gái”.
Chị nghe thấy con nói thế, liền tham gia: “Học để sau này thi vào nhạc viện chỗ của bố mày, khỏi tốn tiền xin việc con ạ”. “Con có thể kiếm tiền bằng nghề khác sao cứ phải nhạc viện”. Thấy con lời qua tiếng lại với vợ, anh tức khí mắng con té tát: “Thời buổi khó khăn tìm việc dễ thế chắc, tôi cũng chẳng lấy đâu ra tiền mà xin xỏ cho anh chỗ khác nhé. Học là học, cấm cãi”. Không biết đây là lần thứ mấy cậu con trai của anh chị năn nỉ bố mẹ cho nghỉ học nhạc.
Từ khi nó 5 tuổi đến giờ, phải tiết kiệm lắm anh chị mới mua nổi cho con cây đàn xịn. Cũng đầu tư không biết bao nhiêu công sức đưa đón đến lớp học nhạc, tốn biết bao tiền học phí suốt 10 năm ròng. Giờ cũng sắp học xong trung học, chuẩn bị thi vào nhạc viện mà nó lại bảo không học nữa.
Chuyện tưởng chỉ có thế, ai ngờ, vào sáng hôm sau..
Cậu con trai đang đứng ngay trước cửa, máu chảy ròng ròng xuống chân mà không khóc cũng không có ý định băng bó vết thương. Chị nhào đến bên con, vừa nhìn thấy ngón tay của con bị cụt một đốt, máu chảy ròng ròng, chị kêu lên một tiếng rồi ngất xỉu.
Anh chạy đến, vội nhờ hàng xóm lái xe đưa cả vợ cả con đến bệnh viện. Anh choáng váng đến nỗi không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Sau khi đưa con đến bệnh viện cấp cứu, bác sỹ yêu cầu người nhà tìm ngón tay bị cắt mang đến để phẫu thuật ghép lại. Nhưng do để quá lâu, ngón tay đó cũng không dùng được nữa nên đành chấp nhận việc bị “khuyết tật”. Từ lúc vào viện, thằng con cũng không thèm nhìn bố, nó chỉ hỏi mỗi một câu: “Mẹ con có sao không” rồi im tịt, hỏi cũng chỉ lắc đầu.
Đến lúc con ra viện, cả nhà ngồi bên mâm cơm, nước mắt chị cứ rơi lã chã xuống bát cơm. Anh thì lặng thinh không nói gì. Mãi sau chị mới nói trong tiếng nấc nghẹn: “Con không muốn học đàn thì phải bảo với bố mẹ chứ, sao lại làm cái việc dại dột ấy hả con”. “Con đã năn nỉ bố mẹ cho con thôi học đàn đến cả ngàn lần rồi nhưng bố mẹ có quan tâm gì đâu. Chỉ có cách làm cho mình không chơi được đàn nữa thì mới khỏi phải học đàn thôi”.
Anh và chị lặng đi. Vết thương trên tay cậu bé vẫn chưa lành, vết thương trong lòng anh chị chắc cũng sẽ còn lâu mới lành vì cái giá phải trả cho sự áp đặt con cái của mình.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30