“Cái bẫy” chết người!
Phát hiện nhiều loại ô mai chứa phụ gia vượt phép | |
Nguy cơ bị đầu độc từ từ bởi phụ gia tẩy trắng thực phẩm |
Phụ gia gì cũng có
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) là một trong những chợ bán phụ gia thực phẩm (PGTP) lớn nhất Thủ đô với hàng trăm sản phẩm. PGTP được bày bán rất nhiều, phần lớn hàng hóa này lại được đựng trong các túi ni-long với "tiêu chí" 3 không (không nguồn gốc, không nhãn mác, không hạn sử dụng). Hàng hóa rất phong phú từ các loại phụ gia phổ biến như mì chính, đường cho đến các chất cấm như phèn, muối diêm. Được một đầu bếp cho biết, muốn mua phụ gia gì cứ đến chợ Đồng Xuân.
Cơ quan chức năng thu giữ phụ gia, thực phẩm không rõ nguồn gôc . |
Tìm hiểu về công dụng của các loại chất cấm, tôi được chị D.– chủ một cửa hàng bán đồ ăn trên phố Nguyễn Thiện Thuật (gần chợ Đồng Xuân) cho biết: “Để giò, chả dai giòn, dưa chua muối vàng, thì cho một chút hàng the. Thực phẩm khô mực, cá, tôm, nấm hương, mộc nhĩ muốn để lâu mới hỏng thì cho vào một ít thuốc chống mốc. Còn xương trâu, bò, đậu xanh, đậu đen nấu phở và chè muốn nhanh nhừ, thì cho một ít bột diêm".
Phóng viên vào bên trong chợ, khi đi hỏi mua bột nhừ, tôi nhận được nhiều ánh mắt dò xét và lắc đầu, một chủ hàng sau ánh mắt quan sát, nói: “Muối diêm không ai bán đâu, đi chỗ khác”. Dò hỏi 3-4 cửa hàng trong chợ không có ai bán, tôi đến các cửa hàng đồ khô khác tại đường Nguyễn Thiệt Thuật. Qua quan sát, thấy cửa hàng P.T. có bày bán nhiều loại bột được đóng trong túi ni-lông, tôi hỏi mua “muối diêm” về để nấu chè, chủ cửa hàng đã đưa ra một loại bột trắng, không mùi, giá bán lẻ 80.000 đồng/kg. Thắc mắc về giá cao, chủ cửa hàng khó chịu nói: “Không mua thì thôi, đợt này cơ quan chức năng bắt và xử phạt suốt, làm gì có mà bán”. Hỏi cách sử dụng loại bột này, chủ cửa hàng chia sẻ: “Chỉ cần đợi nước sôi, thấy đậu xanh hay đậu đen héo héo thì bỏ nửa thìa vào. Còn hầm thịt và hầm xương thì chỉ cần bỏ một chút thì sau nửa tiếng sẽ mềm ngay”. Khi hỏi về hạn sử dụng của số bột trên, chủ cửa hàng lắc đầu.
Tìm hiểu về cách dùng bột nhừ, phóng viên được nhân viên bếp một nhà hàng cho biết: “Muối diêm, hay bột nhừ thường được các quán lẩu, phục vụ đồ ăn nhanh sử dụng, vì tiết kiệm được thời gian nấu và gas, thịt nhanh nhừ. Còn các cửa hàng bán phở hiện ít dùng hơn vì dùng bột nước sẽ không được trong, khách hàng tinh ý sẽ biết ngay”.
Đến chợ Hà Đông (Hà Nội), phóng viên tới một sạp hàng khô hỏi mua gia vị về nấu lẩu, phở, chị chủ hàng lấy ra một bịch lớn, bao bì màu đỏ, in toàn chữ Trung Quốc quảng cáo là gia vị lẩu cay, thơm, màu đỏ rất đẹp. Loại này trước đây bán rất chạy, giờ thì ít nơi có bán. 10.000 đồng/gói. Chủ cửa hàng còn quảng cáo thêm các loại gia vị nấu phở bò, gà. Loại này rẻ, chỉ 5.000 đồng/gói. Cả 2 loại gia vị phở chủ hàng giới thiệu đều được gói trong túi ni-lông trắng sơ sài, in hình lòe loẹt, không có nơi sản xuất, nhưng thành phần chất dinh dưỡng rất phong phú “đảm bảo”: Cốt xương, gia vị hỗn hợp đạm động, thực vật. Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, hầu hết những gia vị loại này được bán bằng bao tải trọng lượng hàng chục kilôgam, xuất xứ từ Trung Quốc, tự in nhãn hiệu rồi phân phối cho các đại lý nên mới có giá “bèo” như vậy.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, tại các tuyến phố Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông (Hà Nội), PGTP còn được sử dụng làm hương liệu, phổ biến nhất là hương liệu chế biến nước uống, nước giải khát như café, cacao. Lý giải về việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, chủ cơ sở kinh doanh K.D. (phố Hàng Buồm) cho hay: “Một số hàng hóa bán ở cửa hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng do công ty trong nước phân phối, việc gỡ bỏ nhãn mác chỉ là thủ thuật của cửa hàng để khách không biết nguồn gốc nơi cửa hàng nhập về để cạnh tranh trên thị trường. Số nguyên liệu, hương liệu được bày bán chủ yếu phân phối đến các quán café giải khát trên địa bàn thành phố”.
“Giả điếc”... vì lợi nhuận
Đánh vào tâm lý người tiêu dùng xưa nay vẫn ham của rẻ, không quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm miễn thấy ưa mắt là mua về dùng nên hàng gia vị không nhãn mác ngày càng lên ngôi. Đồng thời, chủ cửa hàng bán hàng ăn có sử dụng gia vị loại này dù biết thì cũng giả “điếc” vì... lợi nhuận.
Gần đây nhất, ngày 17.3, Đội An ninh vận tải và Bưu chính viễn thông- Phòng An ninh kinh tế (Công an TP. Hà Nội) phối hợp với Đội QLTT số 13 - Chi cục QLTT Hà Nội và Công an huyện Sóc Sơn đã phát hiện một cơ sở có dấu hiệu sản xuất sa tế tôm giả nhãn hiệu Thắng Phát. Tại cở sở sản xuất thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cơ quan chức năng phát hiện 6 công nhân đang tiến hành các công đoạn sản xuất sản phẩm sa tế và đóng gói vào chai, lọ bao bì nhãn hiệu Thắng Phát. Cơ quan chức năng đã thu giữ tại chỗ 520 lọ sa tế tôm thành phẩm loại 75g đã đóng gói bao bì; 38.600 nắp, vỏ lọ các loại; trên 500 kg nhãn giấy, hộp bao bì in sản phẩm của công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thắng Phát và nhiều thiết bị, máy móc phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, cơ sở này còn không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của gần 1 tấn nguyên vật liệu sản xuất sa tế như ớt, chất tạo cay, bột mì, bột ngô, phẩm màu, chất bảo quản, dầu ăn…
Có chứng kiến tận mắt dụng cụ để chứa nguyên liệu trên là những bình dầu ăn đã qua sử dụng, các bình nước uống chứa một dung dịch màu đen, không có nhãn mác, máy sử dụng để đánh, trộn sa tế đa bỉ hoen rỉ thì mới thấy sợ “công nghệ” chế biến này. Được biết, trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất ra trên 6.000 sản phẩm, xưởng sản xuất thủ công này bắt đầu hoạt động từ 2 tháng nay.
Tình trạng PGTP không rõ nguồn gốc đang xuất hiện tràn lan, công khai ở nhiều chợ khu vực nội thành cho thấy công tác quản lý còn nhiều lỏng lẻo. Đây là những "kho" chất phụ gia thiếu an toàn, độc hại mà hầu hết chúng rồi sẽ vào bụng người tiêu dùng.
Thành Nam
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38