Cách đối phó với những cơn ho dai dẳng của trẻ do trời nồm
5 trẻ tử vong, bà bầu có nên tiêm vắc xin phòng ho gà? | |
Khi trẻ ho, có cần kiêng ăn thịt gà, tôm? | |
7 lý do khiến bạn ho không dứt |
Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai) 3 ngày trở lại đây, số bệnh nhi đến khám tăng lên, riêng bệnh lý về hô hấp chiếm 60% bệnh nhi đến khám. Các bệnh hô hấp gặp nhiều nhất là viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng…. Bệnh tiêu chảy, nôn vọt cũng xuất hiện nhưng chỉ rải rác.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trong thời điểm này, những cơn ho dai dẳng không dứt của trẻ khiến bố mẹ sốt ruột nhất. Nhất là với bệnh lý viêm tiểu phế quản, trẻ ho rất lâu, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ có tâm lý lo lắng. Không ít bố mẹ có tâm lý “chạy vòng quanh”, khám bác sĩ này thấy uống vài ngày thuốc con chưa đỡ lại ôm con đi khám bác sĩ khác.
Thời tiết ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi rút, vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bệnh cho trẻ. Ảnh minh hoạ. |
“Trong khi đó, bệnh lý viêm tiểu phế quản gây ho rất lâu, vì vậy việc kiên trì điều trị là rất quan trọng”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết.
Tương tự các bệnh lý khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thời điểm này những trẻ có cơ địa dị ứng, bệnh lý hen cũng phải hết sức để ý, cần tuân thủ điều trị phác đồ chữa hen của bác sĩ để tránh lên những cơn hen cấp nguy hiểm cho sức khỏe trẻ.
Làm thế nào để trẻ không mắc bệnh khi trời nồm?
TS Dũng lý giải, thời tiết nồm ẩm như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi rút sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Vì thế, nguyên tắc phòng bệnh, phải “làm sạch” vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường sống thì trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
TS Dũng cho biết, những trường hợp khám vì viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản liên tiếp, nhiều trường hợp được xác định do môi trường sống bị ẩm, mốc.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa, giữ phòng ốc khô thoáng để phòng bệnh cho trẻ. Ảnh: H.Hải |
“Có những nhà rèm cửa cả năm không giặt, gặp đúng những ngày trời nồm, vi khuẩn được đà phát triển như “vũ bão”, hay những tấm thảm trải sàn có thể là cả “ổ” vi khuẩn. Chúng tôi không bao giờ khuyến cáo nhà có trẻ nhỏ dùng bởi bụi thảm dễ gây viêm mũi dị ứng, lên cơn hen. Trong thời tiết này, thảm lại thêm nấm mốc do ẩm ướt lại thêm một tác nhân gây bệnh cho trẻ”, TS Dũng nói.
Bên cạnh đó, vi khuẩn, nấm mốc có thể có trong chính đồ dùng, quần áo của trẻ nhỏ do không khí ẩm, đồ giặt không khô. Vì thế, với trẻ em, khi thay đồ cho trẻ nên dùng bàn là quần áo, khăn tắm trước khi mặc cho trẻ. Nên sấy khô quần áo đề phòng nấm mốc.
Thời tiết ẩm, nên dọn dẹp phòng ốc, bỏ thảm trải sàn, giặt rèm cửa. Chú ý dưới gầm giường nhiều gia đình giường gầm thấp, gặp phải trời ẩm, sàn nhà đổ mồ hôi khi lật đệm lên thì cả ổ mốc xanh dưới đệm. Đây là những yếu tố khiến trẻ tăng kích thích, dễ nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, để ứng phó với thời tiết không hề đơn giản bởi độ ẩm không khí quá cao, nhưng vẫn có thể thực hiện các biện pháp giảm bớt sự nồm ẩm để được phòng bệnh cho trẻ.
Những điều này không có gì đặc biệt, mà chỉ là sự chú ý rất nhỏ nhặt đến những vật dụng, môi trường sống quanh trẻ. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, hen phế quản như đã nói ở trên...
Theo đó, nên đóng kín các của phòng, dùng các khăn cot-ton thấm hút nước tốt lau khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.
Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.
Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn.
Tốt nhất dung điều hòa hút ẩm sẽ thấy không còn sự “dinh dính”, nhớp nháp trên sàn nhà, giúp không khí khô hơn, trẻ sẽ đỡ mắc bệnh. Bên cạnh đó cần tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh, trái cây… để tang sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp bị bệnh, không tùy tiện dùng thuốc mà nên đi khám để được chẩn đoán, kê đơn phù hợp.
Khi trẻ ho kéo dài do viêm tiểu phế quản cần kiên nhẫn điều trị, cho trẻ uống nhiều nước ẩm để làm loãng dịch nhầy, uống thuốc theo chỉ định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00