Các trung tâm dịch vụ lại lên ngôi trong kỳ nghỉ hè của học sinh
Học trò đang bị biến thành máy photocopy như thế nào? | |
Học thêm tại cơ sở 'chui', trò sẽ bị xem xét hạnh kiểm | |
Không cắt giảm chương trình để dạy thêm |
Nghỉ hè lại đi học thêm
Khi còn hơn một tuần nữa mới kết thúc năm học 2015-2016 nhưng trên fanpage dành cho phụ huynh có con học lớp 6 của Trường NS, nhiều mẹ đã hỏi thăm nhau kế hoạch bố trí lịch học hè cho các con như thế nào rồi. Một bà mẹ lên lịch tuần chi tiết cho cậu con trai ngay từ tuần tới, cụ thể từ giờ đi bơi, tập bóng rổ cho đến giờ phụ đạo các môn văn hóa (Toán, Văn) ở thày cô nào, giờ luyện tiếng Anh để thi SAT ở đâu hay giờ học nấu ăn cho con ở trung tâm nào... Thậm chí, vị phụ huynh còn bố trí được cả 8 ngày trong tháng 7 để cậu con trai có thể tham gia một khóa tu tập tại một ngôi chùa ở Phú Xuyên để rèn nếp sinh hoạt cho con…Thấy thế, các phụ huynh khác trong lớp đứng ngồi không yên khi thấy chương trình hè của con bạn hay quá.
Một lớp học bán trú mùa hè. Ảnh minh họa |
Còn bên lề hội nghị tuyên dương học sinh giỏi Thủ đô vừa diễn ra, khi được hỏi: “Hè này cháu thích làm gì?”, rất nhiều HS tiểu học đã hồn nhiên trả lời: “Thích được ngủ muộn và xem ti vi ạ”. Song các bạn cũng cho biết thêm, “cùng lắm chỉ được ngủ mấy hôm thôi, còn đâu nghỉ hè lại vẫn bị bố mẹ bắt đi học thêm ạ”. Bởi lịch tuần đi học hè đã được bố mẹ sắp xếp từ cả tháng trước rồi. Nói về kế hoạch hè của con, chị Mai Lan Anh - phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Quang Trung cho biết: “Gia đình tôi không còn họ hàng ở quê, nên nghỉ hè các con chỉ duy nhất một lựa chọn là ở nhà. Nếu không tìm chỗ học thêm thì không biết các con sẽ làm gì ở nhà cho hết 2 tháng hè. Hơn nữa, thày cô đều nhắn phải cho con ôn tập kiến thức trong dịp hè nếu không sẽ “chữ thày trả thày”. Thế nên, hè mà vẫn phải đi học là chuyện đương nhiên”.
Suy nghĩ của chị Lan Anh cũng là tâm trạng chung của rất nhiều phụ huynh. Ban đầu, việc nghỉ hè mà các em vẫn bị “nhồi nhét” học thêm là do muốn “quản lý” thời gian của con cái, còn mặt khác nó cũng là tâm lý “ganh đua” giữa các bậc phụ huynh vì thấy các bạn con đều đi học cả, con mình không đi cũng không được. Và như vậy sau cả một năm học căng thẳng, các em học sinh lại phải tiếp tục bước vào một guồng quay học hành mới do bố mẹ vạch ra như: Củng cố lại kiến thức, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tham gia các cuộc thi ngoại khóa để lấy giải cộng điểm cho các kỳ thi đầu cấp sắp tới…
Trông trẻ bán trú lên ngôi
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, dịp nghỉ hè, việc các phụ huynh nên làm là để con em mình được thư giãn, không nên nhốt con ở nhà hay ép con học văn hóa... Đối với lứa tuổi mầm non, tiểu học, cần tham gia xen kẽ các hoạt động nâng cao kiến thức sống, gần gũi với thiên nhiên, phát triển năng khiếu. Phụ huynh phải nắm bắt sở thích, mong muốn cũng như tố chất của con, nếu thấy con có năng khiếu thì nên cho đi học các lớp năng khiếu chứ không nên ép các em học theo ý thích của bố mẹ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên để con em mình chủ động lên kế hoạch, thực hiện theo nguyện vọng. Đó chính là cách để phụ huynh giảm áp lực cho bản thân, đồng thời rèn luyện cho con kỹ năng sắp xếp, tự chủ trong các hoạt động học tập, vui chơi của mình. |
Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, năm nay một số trung tâm ngoại ngữ, gia sư ở khu Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Đông ngoài việc tổ chức dạy thêm ngoại ngữ, hay các môn văn hóa như Toán, Văn còn đưa thêm hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại vào chương trình học hè của mình, như đưa học sinh tham quan làng gốm, trang trại sinh thái ngoại thành. Có trung tâm còn chia hẳn thời khóa biểu thành 2 phần: 4 ngày học trên lớp (từ thứ hai đến thứ năm) và dành riêng thứ sáu là “ngày học dã ngoại” với nhiều hoạt động tham quan ngoài trời bổ ích, giúp phụ huynh giảm đi gánh nặng “phải dẫn con đi chơi đâu đó trong dịp hè”. Đáng chú ý, nắm bắt thị hiếu khách hàng, có trung tâm còn kiêm nhiệm luôn việc giữ trẻ buổi trưa cho những phụ huynh có nhu cầu với việc lo chỗ ăn ngủ trưa luôn tại chỗ cho học sinh với mức chi phí thêm ngoài tiền học phí từ 1 -1,2 triệu đồng/ tháng.
Nhìn chung, các lớp học ngoại khóa hè năm nay được tổ chức với hình thức đa dạng, học phí chỉ bằng hoặc chỉ tăng hơn từ 10-15% so với năm 2015. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh từng có con tham gia khóa hè do các trung tâm Anh ngữ tổ chức cho biết, các gia đình nên tỉnh táo trước những lời quảng cáo của trung tâm về chương trình học. Không phải cứ chương trình có đưa trẻ đi dã ngoại là tốt, bởi thực tế nhiều nơi chỉ tổ chức cho có lệ, đưa trẻ đến vườn rau, nhưng không có hướng dẫn viên đi kèm, hay tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đó là chưa kể nhiều nơi do không có chuyên môn tổ chức ăn uống, nên suất ăn của trẻ dựa hẳn vào các hợp đồng bếp ăn công nghiệp; trung tâm chuyên đào tạo Anh ngữ, nhưng lấn sân qua dạy năng khiếu, toán học hoặc ngược lại, khiến hiệu quả đào tạo không như mong đợi.
Mặc khác, do hiện nay quy định cấp phép và quản lý hoạt động của các trung tâm, đơn vị đào tạo theo mô hình này còn hết sức lỏng lẻo, nên nhiều trường hợp phụ huynh khiếu nại về chương trình học hoặc chất lượng đào tạo chỉ biết… “cãi tay đôi” với nhân viên tư vấn hoặc chọn giải pháp “bỏ của chạy lấy người” chứ không thể đòi lại học phí (vì phí tham gia các khóa học hè đều bị đóng trọn gói) hoặc đền bù quyền lợi khi phát hiện thực tế khác những gì đã cam kết. Từ thực tế đó, một cán bộ quản lý lâu năm trong ngành giáo dục khuyên phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chỗ gửi con trong dịp hè, tận dụng tối đa các lớp học thử do các trung tâm thường xuyên tổ chức để có sự so sánh, đánh giá hiệu quả cũng như chất lượng đào tạo ở mỗi nơi. Đặc biệt, với các lớp học bán trú, phụ huynh không nên xem việc tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng các bữa ăn trong ngày của trẻ là chuyện nhỏ, bởi khi sức khỏe không đảm bảo thì việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
H. Thành – B.Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20