Ca sĩ Khánh Ly: Tôi không phải là tượng đài hay diva

Trong cái rét ngọt của ngày đầu năm mới, Khánh Ly trở lại Hà Nội, đem đến cho người Hà Nội hình ảnh quen thuộc của người thiếu nữ tha thiết với chiếc khăn mỏng như mây bay trên phố và hát về quê hương bằng tất cả nỗi nhớ chất chứa nhiều năm qua liveshow “Cúi xuống thật gần” diễn ra vào tối 10.1 vừa qua.
Danh ca Khánh Ly tâm sự cuộc đời trong đêm nhạc đầu xuân
Công bố giấy xác nhận Trịnh Công Sơn cho phép Khánh Ly sử dụng nhạc phẩm của ông

Tại sao bà lại chọn thời điểm này để tổ chức liveshow tại Hà Nội và lấy tên là “Cúi xuống thật gần”. Liệu có phải lâu nay Khánh Ly đang đứng ở một nơi cao quá hay không?

- Có lẽ ai cũng biết “Cúi xuống thật gần” cũng là tên một ca khúc nằm trong tuyển tập “Da vàng” của Trịnh Công Sơn. Ca khúc thấm đẫm chất nhân văn sâu sắc và có sức mạnh lay động trái tim của những con người máu đỏ da vàng. Và đặc biệt, nó ảnh hưởng sâu sắc tới tôi để rồi, ở cái tuổi này, sức khỏe cũng đã có phần giảm sút, nhưng tiếng gọi của quê hương luôn thiết tha ân tình, thúc giục tôi trở về.

Tôi không nghĩ là mình cao quá đâu. Trong cuộc sống, tôi luôn tâm niệm một điều, đó là cúi xuống để sẻ chia. Chỉ cúi xuống thôi đã khó rồi, huống hồ là nhìn lên.

Cách đây hơn 40 năm, không phải ai cũng thích nghe Khánh Ly hát, bởi có rất nhiều những ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ ở Sài Gòn với nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, nên những đóng góp của tôi đối với công tác thiện nguyện chỉ là đóng góp tiếng hát của mình, chứ tiền chẳng có bao nhiêu cả.

Ca sĩ Khánh Ly: Tôi không phải là tượng đài hay diva
Ca sỹ Khánh Ly

Lúc trước, nhắc đến tiền thì lo cho gia đình, lo cho các con, đến khi các con ổn định rồi, thì bắt đầu đem chút công sức của mình, đến tận nơi, đưa tận tay những người khó khăn. Đó không phải làm phước, mà là muốn chia sẻ may mắn của mình cho những người kém may mắn hơn. Trước khi liveshow “Cúi xuống thật gần” được tổ chức, ngay sau khi trở về quê hương, Khánh Ly đã cùng ca sĩ Quang Thành và một số bạn bè đến Viện Bỏng Quốc gia, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II để “Cúi xuống thật gần” và nối vòng tay lớn với mọi người, với nhiều hoàn cảnh khác nhau và coi đó là chút đóng góp cho quê hương bằng chính công sức và tấm lòng của mình.

Tự nhận mình là người hát rong hơn nửa thế kỷ và bây giờ được hát rong trên chính quê hương mình, bà thấy sao khi khán giả ưu ái gọi bà là “tượng đài”, “diva” hay “người hát nhạc Trịnh hay nhất”?

- Tôi là người đã sống qua hai thế kỷ, là kẻ kể chuyện rong trong suốt hơn 50 năm. Tôi đã kể cho các bạn nghe về tình yêu đôi lứa, tình bằng hữu, tình quê hương. Các bạn đến với tôi ngày hôm nay không phải tôi đẹp hơn, cũng không phải vì giọng hát tôi còn như thuở thanh xuân, mà vì những năm tháng cách xa, tôi đã trở thành kỷ niệm. Xin đừng gọi tôi là tượng đài hay danh ca, diva, hãy cứ xem tôi là con cua đồng, là rau nhút hay là khoai sọ cũng được, để tôi có thể sống một cuộc sống bình thường, giản dị như tình yêu tôi dành cho đất nước mình.

Có người từng hỏi tôi, ai là người hát nhạc Trịnh hay nhất. Đến giờ tôi có thể nói rằng đó chính là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh rất yêu bài “Mưa hồng”, nên ông hát hay hơn Khánh Ly. Còn ước mơ của Khánh Ly là lúc nào cũng được ở bên cạnh Trịnh Công Sơn, hát với nhau ở khắp mọi nơi, nhưng cuối cùng nó lại không thành hiện thực. Lần này tôi trở về, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đi xa. Ông đi xa, nhưng tôi tin ông sẽ không thất vọng khi đã giao cho tôi những bài hát của ông.

Đã từng thấp thoáng bóng dáng của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trong một số bộ phim, nhưng có lẽ nó chưa bao giờ thỏa mãn những điều muốn biết về cặp đôi “không duyên tình lứa đôi” này. Bởi vậy, nhiều độc giả vẫn muốn chính Khánh Ly chia sẻ liệu có phải Trịnh Công Sơn yêu Khánh Ly hay không?

- Tôi không thể biết được ông ấy yêu tôi hay không, nếu ông ấy không nói. Trịnh Công Sơn là người khó tính, ông ấy yêu cái đẹp, những gì hoàn mỹ, mà nếu ông ấy yêu tôi thì có nghĩa là tôi đẹp. Xưa nay chưa bao giờ có ai nói là tôi đẹp, từ cha mẹ, cho đến chồng, con. Tôi chỉ là người rắc rối. Tôi không làm được điều gì lớn cả, chỉ một điều duy nhất tôi làm được qua 50 năm nay đó là hát.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đức độ và tài năng. Không có Trịnh Công Sơn thì không ai biết tôi là ai, còn Trịnh Công Sơn nếu không có tôi ông ấy vẫn là người nổi tiếng.

Vậy còn với ông Hoàng Đoan - chồng bà, sau khi ông mất, bà đã không hoạt động âm nhạc một thời gian mà đi tìm khoảng lặng cho chính mình. Bây giờ, khoảng lặng đó như thế nào trong bà?

- Nhiều khi tôi nghĩ, yếu đuối quá cũng không được, cứ phải cố gắng thôi. Vì thế, chỉ khi nào một mình tôi mới dám buồn, dám khóc chứ trước mặt con thì không dám. Lúc bố tôi mới mất, tôi chưa thấm được trọn vẹn nỗi đau, chỉ nghĩ là mình thiếu bố để thương yêu chăm sóc mình. Bây giờ thì tôi hiểu nhiều lắm. Tôi hiểu vì sao, nên nhìn mọi chuyện xảy ra trong đời sống này bằng con mắt bình thường.

"Tôi đã đi rất nhiều nơi trong đời sống này, quen rất nhiều người, nhưng tìm được người để hiểu mình không dễ, kể cả khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chúng tôi chỉ hiểu nhau qua âm nhạc thôi chứ trò chuyện với nhau không nhiều. Trịnh Công Sơn nghĩ điều gì ít khi nói ra với tôi, nên đôi lúc cũng có những ngăn cách".

Tôi đã đi rất nhiều nơi trong đời sống này, quen rất nhiều người, nhưng tìm được người để hiểu mình không dễ, kể cả khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chúng tôi chỉ hiểu nhau qua âm nhạc thôi chứ trò chuyện với nhau không nhiều. Trịnh Công Sơn nghĩ điều gì ít khi nói ra với tôi, nên đôi lúc cũng có những ngăn cách. Nhưng tôi hiểu, nói những tâm sự, những suy nghĩ của mình với ai đó khó lắm, không đơn giản.Vì mình không biết người nghe mình có thông cảm, chia sẻ với mình hay không.

Ca sĩ Quang Thành vẫn là cái tên khá mới mẻ với khán giả Việt Nam. Lý do gì để bà chọn ca sĩ Quang Thành là người đồng hành?

- Quang Thành là người có tâm hồn. Đó là lý do tôi chọn Quang Thành làm người đồng hành, tôi học được rất nhiều ở những người trẻ như Quang Thành.

Lần này cũng vậy, trở về Việt Nam thực hiện liveshow “Cúi xuống thật gần” tôi cùng Quang Thành đã đem theo hài cốt của ông Hoàng Đoan về Việt Nam với mong muốn làm đám giỗ cho ông tại Sài Gòn, vì ở Sài Gòn vẫn còn hai con ruột của ông. Sau đám giỗ, tôi lại mang tro cốt ông theo tôi trong các chuyến từ thiện, công tác xã hội... để ông sẽ đồng hành cùng tôi.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Khánh Ly!

Huyền Cao

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Xem thêm
Phiên bản di động