Bức tranh kinh tế Việt Nam qua đánh giá của các tổ chức quốc tế

Trong dịp cuối năm 2014, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng ANZ hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố các báo cáo cập nhật đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, ghi nhận những chuyển biến tích cực bước đầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên, các báo cáo cũng lưu ý về cầu nội địa còn thấp, tình trạng hoạt động chưa hiệu quả của khối doanh nghiệp trong nước cũng như các vấn đề của khu vực tài chính, kêu gọi việc đẩy mạnh tái cơ cấu, đưa nền kinh tế vươn tới quỹ đạo tăng trưởng mới.

Chuyển biến tích cực

Tại buổi công bố báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của WB ngày 3/12, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, đánh giá kinh tế Việt Nam đang có bước tăng trưởng liên tiếp trong các quý gần đây, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực đều có mức cải thiện đáng kể, cho thấy hiệu quả của quá trình tái cơ cấu trong thời gian qua, kinh tế vĩ mô ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hết sức khả quan, chỉ số giá tiêu dùng giảm, tỷ giá ổn định và nhờ đó đã làm tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo báo cáo của WB, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi. GDP quý 3/2014 ước tăng 6,2% so với cùng kỳ 2013, nâng mức tăng trưởng trong 9 tháng năm 2014 lên 5,6%.

Tất cả các lĩnh vực kinh tế, trừ dịch vụ, trong 9 tháng đều đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cũng kỳ năm ngoái.

Chỉ số toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6,7% so với cùng kỳ 2013. Ngành chế biến chế tạo dự kiến tiếp tục hưởng lợi từ việc tăng đầu tư nước ngoài và tăng cầu từ các đối tác kinh doanh chính của Việt Nam, đặc biệt là nước Mỹ.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của ngành xây dựng cho thấy mức tăng chi đầu tư phát triển của Nhà nước. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng đã khởi sắc khi dự báo Việt Nam sẽ sản xuất 45 triệu tấn thóc gạo trong năm 2014.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng từ 5,4% năm 2013 lên 5,6% năm 2014. Viễn cảnh khả quan này chủ yếu là nhờ kinh tế vĩ mô ổn định và các ngành chế biến hoạt động tốt, chế tạo hướng đến xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt mức 5,6%, sau đó sẽ tăng lên ở mức 5,8% trong năm 2015, chủ yếu vẫn nhờ lực cầu bên ngoài. Đó là dự báo của ngân hàng ANZ trong báo cáo "Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu 2015" được ngân hàng này công bố ngày 3/12.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ANZ ông Warren Hogan, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo khả quan hơn là nhờ lạm phát được kiểm soát, tình hình dự trữ được cải thiện, FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, và xuất khẩu tăng trưởng khá hơn.

Ngoài ra, chuyên gia ANZ cũng cho rằng tỷ giá của Việt Nam cũng khá ổn định, vị thế đối ngoại của đồng tiền được cải thiện hơn.

Theo ông Glenn B.Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Nam Á, ASEAN và Thái Bình Dương của ANZ, tăng trưởng của Việt Nam bật lên vào quý 3/2014, khi đạt mức tăng trưởng 6,4%, nhưng do cầu trong nước vẫn còn yếu nên cầu bên ngoài vẫn là động lực tăng trưởng chính khi FDI vào các ngành chế tác tăng cao.

ADB trong tháng 12 cũng công bố báo cáo cập nhật tình hình cũng như đưa ra những dự báo về triển vọng kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam.

Trong báo cáo này, ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,6% trong năm 2014 và 5,8% trong năm 2015, tăng từ các mức dự báo cho hai năm lần lượt là 5,5% và 5,7% được đưa ra trong bản cập nhật được công bố hồi tháng Chín.

Theo ADB, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 5,6% trong ba quý đầu năm 2014. Tiêu dùng tư nhân tăng trưởng 5,1% trong cùng kỳ, phản ánh các điều kiện kinh tế cũng như niềm tin tiêu dùng được cải thiện.

Đầu tư nước ngoài tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm 2013, giúp tổng đầu tư tăng 4,8%, dù đầu tư trong nước bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng tín dụng chậm.

Thêm vào đó, xuất khẩu đang tăng trưởng tốt hơn nhập khẩu, hoạt động của các nhà máy ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Biển Đông hồi tháng Năm hơn so với dự kiến ban đầu. Đợt giảm lãi suất gần đây sẽ giúp nới lỏng điều kiện tín dụng và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Những điểm còn hạn chế

Tuy nhiên, WB cũng đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn còn những điểm hạn chế như mức cầu nội địa tương đối thấp, khối doanh nghiệp trong nước kém hiệu quả và khu vực tài chính cũng trong tình trạng tương tự.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ vẫn thấp hơn đáng kể so với năm 2010. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

56316

Ông Sandeep Mahajan cho rằng, mức cầu nội địa tương đối thấp đã hạn chế đà phục hồi của nền kinh tế. Tăng trưởng doanh số bán lẻ - chỉ số đại diện cho tiêu dùng tư nhân, chỉ đạt mức 6,1% trong 10 tháng năm 2014, so với mức 4,6% cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn đáng kể so với năm 2010.

Đặc biệt, điểm đáng lo ngại hiện nay là có sự tương phản giữa khối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong khi khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục là nguồn tăng trưởng quan trọng, thì khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn.

Số lượng doanh nghiệp trong nước phá sản và ngừng hoạt động vẫn rất lớn và không ngừng gia tăng, trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới lại giảm đi.

Trong lĩnh vực tài chính, ông Sameer Goyal, chuyên gia WB, đánh giá Việt Nam có độ rủi ro về nợ thấp nhưng tổng mức nợ công và nghĩa vụ trả nợ gia tăng đang gây nhiều quan ngại. Hiện nợ công của Việt Nam đang ở mức 52% GDP và sẽ đạt đỉnh ở 60% GDP trong những năm tới.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng mặc dù tăng dần nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng. Tăng trưởng tín dụng thấp làm cản trở nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc mục tiêu đẩy nhanh tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu của WB, tính hết tháng 10/2014, tổng tín dụng ước tăng 8,6% so với cuối năm 2013. Tăng trưởng tín dụng phần nào vẫn bị ảnh hưởng bởi cân đối tài chính không tốt của các ngân hàng, mối lo ngại về năng lực tài chính của người đi vay, thị trường bất động sản èo uột và nhu cầu tín dụng suy yếu do niềm tin người tiêu dùng và nhà đầu tư giảm.

Đánh giá chung, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và trong lĩnh vực ngân hàng.

Bà Kwakwa cho rằng tiềm năng để kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể trở thành hiện thực khi có tiến bộ thực sự trong việc giải quyết những bất cập của khu vực doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng hiện đang gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế.

Dây chuyền may xuất khẩu

56317

Bà Kwakwa nhấn mạnh rằng “tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cải cách và hoàn thiện môi trường kinh doanh là mấu chốt để đưa nền kinh tế vươn tới quỹ đạo tăng trưởng mới.”

Trong khi đó, trong báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lưu ý đến việc hoạt động kinh tế trong nước còn yếu, một phần do “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng còn kém và doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả.

Về vấn đề nợ công của Việt Nam, thiết chế tài chính này cho rằng mức nợ dự kiến sẽ tăng lên khoảng 55% GDP trong năm 2014, cao hơn đáng kể so với một vài năm trước đây và sẽ đạt 60% GDP, mức trần an toàn của nợ công. Dù vậy, nếu có những giải pháp đúng đắn, IMF cho rằng nợ công của Việt Nam có thể giảm về mức 45% trong tương lai, đúng như mục tiêu Chính phủ đề ra trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Còn trong báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á 2014 vào tháng Chín, ADB cũng đề cập tới việc tăng trưởng tín dụng thấp và những nỗ lực cải cách lĩnh vực ngân hàng vẫn chỉ diễn ra chậm. ANZ cũng cho rằng lạm phát của Việt Nam liên tục giảm trong thời gian qua là do cầu nội địa chưa lấy được đà tăng trưởng./.

 Theo Lê Minh/TTXVN/VIETNAM+

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động