Bóc đường nhựa đổ bê tông: Không lãng phí
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Do đây là phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn, tần suất hoạt động nhiều, cho nên đòi hỏi các tuyến đường xe buýt nhanh chạy qua phải có kết cấu mặt đường là bê-tông xi-măng. Qua khảo sát hiện trạng hạ tầng các đường phố mà tuyến buýt nhanh đi qua cho thấy, các phố Giảng Võ, Láng Hạ được đầu tư xây dựng từ những năm 1980, phố Lê Văn Lương đầu tư năm 2000 đều không phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của tuyến xe buýt này. Vì vậy phải tiến hành cào bóc mặt đường nhựa, làm đường bê-tông xi-măng để đáp ứng cường độ mặt đường trong quá trình vận hành buýt nhanh.
Mặt khác trên các đoạn tuyến phố phải đào thay thế kết cấu mặt đường có khá nhiều công trình ngầm nên nếu sử dụng kết cấu mặt đường bêtông nhựa sẽ phải đào sâu để thay các lớp kết cấu dẫn đến việc xử lý khá phức tạp, tốn kém kinh phí để bảo vệ và di chuyển các công trình ngầm trong khi kết cấu mặt đường bêtông ximăng với chiều dày không lớn nên không phải đào bóc mặt đường cũ quá sâu.
Riêng đường Lê Văn Lương kéo dài, trục Bắc Hà Ðông, phố Lê Trọng Tấn đều mới được đầu tư xây dựng, hoàn thành sau năm 2010, cường độ mặt đường hoàn toàn phù hợp về tải trọng tuyến xe buýt nhanh. Vì vậy, Sở đã nghiên cứu, đề xuất chỉ thay thế kết cấu mặt đường bằng bê-tông xi-măng tại các vị trí nhà chờ trên tuyến, để bảo đảm khả năng chống lại lực hãm phanh gây xô mặt đường và tải trọng của nhiều xe khi cùng về nhà chờ một thời điểm. Phương án này sẽ được triển khai thi công trong thời gian tới. Những phương án và thiết kế nói trên đã được tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài tính toán chi tiết, bảo đảm không gây lãng phí.
Theo ông Paul Vallely, chuyên gia cao cấp về Giao thông Vận tải Ngân hàng thế giới, với sự gia tăng dân số cũng như phương tiện cơ giới của Hà Nội như hiện nay, việc tổ chức buýt nhanh BRT ở Hà Nội là rất cần thiết. Hạ tầng của xe buýt nhanh nằm giữa hạ tầng của metro và buýt thường.
Trên thực tế, BRT đã được triển khai hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới do đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách khối lượng lớn, chi phí đầu tư thấp. Hiện tại Hà Nội đang triển khai thí điểm tuyến BRT đầu tiên, song việc vận hành BRT không riêng rẽ mà cùng với nhiều phương tiện khác; khuyến khích người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện vận tải công cộng. Khi đó xe buýt thường sẽ là phương tiện để đưa người dân đến với xe buýt nhanh BRT.
Trong quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT. Hiện nay thành phố mới đang làm thí điểm tuyến buýt nhanh đầu tiên. Tuy nhiên, BRT cũng chỉ được coi là loại hình vận tải hành khách công cộng sử dụng trong giai đoạn quá độ khi chờ xây dựng đường sắt metro.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD; trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD. Riêng hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn từ Kim Mã - Yên Nghĩa, trị giá 49 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng) là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội. Lộ trình tuyến buýt nhanh Kim Mã-Hà Ðông giai đoạn 1 dài 15km, có điểm đầu là bến xe Kim Mã đi qua các tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú đến điểm cuối là Ba La Bông Ðỏ (Hà Ðông). |
P.Linh
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15