Bộ LĐTBXH: Trả lời về cách tính lương hưu với lao động nữ
Khi lao động nữ và công đoàn lên tiếng | |
Lộ trình tính lương về hưu: Đảm bảo tính hợp lý |
Trước đó, cử tri thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Long, Long An có kiến nghị: Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, lao động (LĐ) nữ 55 tuổi, nghỉ hưu kể từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018, chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Cùng năm công tác, nhưng LĐ nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 sẽ chịu thiệt thòi hơn so với LĐ nữ nghỉ hưu thời điểm trước đó. |
Như vậy, sau ngày 1/1/2018, LĐ nữ nghỉ hưu đóng đủ 25 năm BHXH thì chỉ được hưởng 65% tiền lương tháng đóng BHXH. Nhiều cử tri cho rằng cách tính này sẽ thiệt thòi cho LĐ nữ, nhất là việc áp dụng không có lộ trình sẽ gây sốc cho người LĐ.
Trong khi đó, đối với LĐ nam có lộ trình từ năm 2018 đến 2023. Cử tri kiến nghị nên áp dụng thời gian tính đóng BHXH để trả lương cho LĐ nữ có lộ trình như nam nhằm giảm bớt được những thiệt thòi cho LĐ nữ và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: LuậtBHXH năm 2014 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng cũng đã bước sang giai đoạn già hóa dân số với tốc độ được đánh giá là nhanh nhất thế giới;
Tỷ lệ gia tăng số người hưởng lương hưu cao hơn tỷ lệ tăng trưởng số người tham gia BHXH; tuổi thọ bình quân của dân số gia tăng nhanh chóng dẫn đến thời gian hưởng lương hưu bình quân kéo dài hơn so với trước đây;
Chính sách BHXH vốn được thiết kế cho đối tượng ban đầu là công nhân, viên chức Nhà nước do ngân sách Nhà nước bảo đảm đã mở rộng ra các đối tượng LĐ khác, nhưng chưa được điều chỉnh phù hợp;
Tỷ lệ giữa mức lương hưu được hưởng và mức tiền lương bình quân đóng BHXH của người LĐ được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với các nước có mức đóng tương tự, từ đó dẫn đến quỹBHXH có thể mất cân đối trong tương lai gần.
Vì vậy, một trong những mục tiêu đặt ra khi sửa Luật BHXH năm 2006 là cần có những điều chỉnh về chính sách để đảm bảo cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn theo hướng, hoặc là tăng mức đóng, hoặc là giảm mức hưởng.
Việc tăng tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đã được điều chỉnh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 theo quy định của Luật BHXH năm 2006 và được đánh giá cũng đã tới ngưỡng để các doanh nghiệp có thể thực hiện, khó có thể tăng thêm. Do vậy, để đảm bảo khả năng cân đối của quỹ BHXH cần xem xét điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu cho phù hợp với nguyên tắc đóng – hưởng.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa từ 75% xuống khoảng 50-55% (mức bình quân trên thế giới) như khuyến nghị của các tổ chức quốc tế là khó có thể thực hiện. Vì vậy, Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội thông qua theo hướng vẫn duy trì tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tuy nhiên cần kéo dài thời gian đóng góp để đạt được tỷ lệ này thêm 5 năm nữa đối với cả nam và nữ.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2Điều 56 và khoản 2 Điều 74 của Luật BHXH năm 2014 thì: Từ năm 2018, số năm đóng BHXH để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu 75% của LĐ nam là 31 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2018; 32 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2019; 33 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2020; 34 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2021; 35 năm đối với người nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. Riêng đối với LĐ nữ, thì từ năm 2018 trở đi, thời gian đóng BHXH để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 30 năm.
Tuy nhiên, hạn chế trong quy định của Luật BHXH năm 2014 là đối với nam thì việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình, nhưng đối với nữ thì không, đã tạo nên sự chênh lệch lớn giữa mức lương hưu của LĐ nữ có cùng thời gian đóng BHXH(có dưới 30 năm đóng BHXH) nghỉ hưu trước và sau thời điểm 1/1/2018.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cũng cho biết, trước ý kiến của người LĐ và cử tri, Bộ LĐTBXH cũng đã chủ động tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động của quy định này, đề xuất phương án để báo cáo Chính phủ. Ngày 21/11/2017, Chính phủ đã có Báo cáo số 548/BC-CP báo cáo Quốc hội về xử lý chênh lệch giữa mức lương hưu đối với người nghỉ hưu trước và sau thời điểm ngày 1/1/2018 theo quy định của Luật BHXH năm 2014.
B.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37