Lộ trình tính lương về hưu: Đảm bảo tính hợp lý
Từ 1/1/2018: Người lao động được hưởng lương hưu thế nào? | |
Bảo hiểm xã hội VN giải thích về cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018 |
Cụ thể, theo Luật bảo hiểm xã hội (2014), những người về hưu trước năm 2018 (nếu đủ số năm công tác, nữ 25 năm, 55 tuổi; nam trên 30 năm công tác, 60 tuổi) thì tính theo quy định hiện hành (áp dụng cán bộ, công chức, viên chức). Số tiền lương hưu bằng 75% tổng số tiền lương 5 năm cuối cộng lại chia đều.
Người LĐ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định nghỉ hưu sớm |
Còn nếu về hưu sau năm 2018, với những người tham gia bảo hiểm từ trước thời điểm 1/1/1995 vẫn được tính lương hưu theo tổng số tiền lương 5 năm cuối cộng lại chia đều (đủ điều kiện về thời gian công tác và số tuổi theo quy định); thời điểm người tham gia bảo hiểu từ sau 1/1/1995 đến năm 2000 khi về hưu sẽ tính tổng tiền lương 6 năm cuối chia đều; từ 2000- 2005 sẽ dựa trên thang bảng lương 7 năm cuối (nghĩa là cứ 5 năm sẽ cộng thêm 1 năm công tác để chia đều tính lương hưu)…
Đặc biệt, trước băn khoăn của nhiều LĐ muốn nghỉ hưu sớm, trước thời điểm 1/1/2018, đại diện BHXH Việt Nam khuyến cáo người LĐ cần thận trọng khi quyết định nghỉ hưu trước năm 2018 bởi việc điều chỉnh chính sách này chỉ tác động trực tiếp đến một số nhóm đối tượng chứ không phải tất cả các đối tượng hưởng lương hưu từ năm 2018 trở đi đều bị giảm lương hưu.
Trường hợp đủ điều kiện về tuổi đời mà chưa đủ số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ 75% thì khi nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi đa số LĐ nữ bị giảm tỷ lệ lương hưu so với hiện hành. Bởi nếu LĐ nghỉ hưu mà chưa đủ tuổi đời theo quy định, sẽ bị trừ tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi (mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2%). Số % bị trừ sẽ tương ứng với số năm nghỉ sớm, vì vậy, nếu người LĐ nghỉ hưu sớm trước tuổi càng nhiều, thì tỷ lệ giảm trừ càng nhiều.
Trong khi đó, nếu tiếp tục đóng BHXH thêm 1 năm thì tỷ lệ lương hưu cũng tăng tương ứng 2%. Do đó, có thể khẳng định rằng, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thấp khi nghỉ hưu sớm và càng thấp hơn nếu thời gian đóng BHXH của người LĐ không nhiều. (Ví dụ, nam đủ 30 năm công tác, nhưng chưa đủ tuổi nếu về sớm không được tính 75%. Điều kiện cần và đủ được hưởng lương 75% khi có giám định về sức khỏe)
Cũng theo BHXH Việt Nam, từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm lương hưu được cải thiện hơn, bù cho việc giảm sút tỷ lệ hưởng lương hưu khi phải tham gia BHXH thêm 5 năm cho cả nam và nữ để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75%. Do đó, khi mức đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở tổng thu nhập của người LĐ càng cao thì lương hưu sẽ cao hơn so với trước 2018.
Mỗi người khác nhau về tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, điều kiện làm việc, thời gian hưởng lương hưu khác nhau thì mức hưởng lương hưu khác nhau.
Do đó, không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi. Theo BHXH Việt Nam, lương hưu là chế độ người LĐ được hưởng lâu dài nên nếu mức lương hưu khi bắt đầu nghỉ hưu thấp sẽ ảnh hưởng suốt cả thời gian về sau. Vì vậy, người LĐ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Mặc dù cách tính lương hưu là vậy, song theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu theo số năm công tác. Cách tính cụ thể như sau: LĐ nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. Với LĐ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (nội dung này thay đổi đối với LĐ nam vì trước năm 2018 LĐ nam chỉ cần đủ 15 năm đóng BHXH đã được tính bằng 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% (nội dung này chỉ thay đổi đối với LĐ nữ vì trước năm 2018 cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% LĐ nữ được tính thêm 3%). Như vậy, LĐ nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%); LĐ nam nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%). |
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33