Khi lao động nữ và công đoàn lên tiếng
Tổng LĐLĐVN đề nghị Quốc hội xem xét tính lương hưu với lao động nữ như cũ | |
Đề nghị hoãn thời gian thực hiện |
Trĩu nặng tâm tư
Lo lắng, thậm chí là cả bức xúc về những bất hợp lý trong quy định mới này là điều đã thấy rõ. Tuy nhiên, giờ đây, khi Tổng LĐLĐ Việt Nam; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có những đề xuất giải quyết theo hướng bảo vệ quyền lợi người lao động, thì nữ CNVCLĐ có thể tạm gác những lo lắng, ấm ức qua một bên đề hồi hộp mong chờ, kỳ vọng những bất hợp lý trong quy định của pháp luật sẽ được sửa đổi.
Dệt may là ngành nặng nhọc, độc hại, rất khó kéo dài tuổi hưu |
Khoản 2, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, từ ngày 1-1-2018, người lao động muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thêm 5 năm nữa. Theo đó, lao động nữ phải đủ 30 năm, lao động nam là 35 năm mới được hưởng lương hưu tối đa 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45%. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%/năm (trước đây là 3%). Đóng đủ 30 năm mới được hưởng lương hưu tối đa 75% thay vì 25 năm như hiện nay.
Quy định mới này khiến hầu hết lao động nữ đều băn khoăn, lo lắng,thậm chí bất bình và bức xúc. Chị Đinh Vân Anh, cán bộ một cơ quan nhà nước trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi thật sự không đồng tình với quy định này bởi nó bất công, gây thiệt thòi cho lao động nữ nhiều quá. Ví dụ như trường hợp của tôi. Năm nay tôi 53 tuổi, đã công tác tại cơ quan nhà nước và tham gia đóng BHXH được 32 năm. Nếu tôi đủ điều kiện nghỉ hưu trong năm 2017 thì ngoài việc được hưởng mức tối đa là 75% cho 25 năm đóng BHXH, tôi còn nhận được khoản trợ cấp một lần cho 7 năm đóng thừa còn lại. Thế nhưng, nếu nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018, tức chỉ sau một đêm, tôi mất đi 5 năm đóng BHXH, nghĩa là chỉ còn nhận khoản trợ cấp một lần cho 2 năm đóng thừa. Điều này quá phi lý, thiệt thòi và bất công cho những trường hợp như tôi”.
Từ lo lắng, bức xúc, không ít lao động nữ bắt đầu có những dự tính mới cho công việc của mình. Chị Nguyễn Thị Hằng, công nhân Công ty TNHH May Phù Đổng, huyện Gia Lâm chia sẻ, từng làm việc qua 2-3 công ty, đến nay chị mới đóng BHXH được 10 năm. Với đặc thù của ngành may, rất ít lao động nữ làm việc được đến ngoài 50 tuổi vì không chịu được áp lực công việc, bệnh nghề nghiệp.
“Trước đây, tôi dự tính làm thêm vài năm nữa rồi xin ra ngoài làm việc khác nhẹ nhàng hơn, cố gắng duy trì đóng BHXH tự nguyện đủ 25 năm để được hưởng lương hưu. Nhưng theo quy định mới, tôi sẽ phải đóng BHXH 20 năm nữa, đến 58 tuổi mới được hưởng lương hưu 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Vì vậy, tôi đang tính, khi không đủ sức khỏe làm ở công ty nữa sẽ làm đơn xin hưởng chế độ BHXH một lần”- chị Hằng cho biết.
Cũng có cùng băn khoăn lo lắng như vậy, chị Trần Thị Hoa, công nhân một công ty trong KCN Bắc Thăng Long cho biết, chị vào công ty làm việc năm 25 tuổi, đến nay đã được hơn 15 năm và là một trong những công nhân đầu tiên làm việc tại công ty. Theo chị Hoa, những ngày gần đây, anh chị em đồng nghiệp trong công ty bàn tán rất nhiều về việc tăng thời gian đóng BHXH nhưng giảm tỉ lệ lĩnh BHXH khi về hưu.
Nếu quy định này được áp dụng thì lao động nữ quả thật rất thiệt thòi. Nhiều chị em muốn nghỉ, lĩnh một số tiền về quê làm ăn sinh sống. “Tôi thì vẫn đang phân vân chưa quyết định ra sao. Thực lòng tôi vẫn muốn đóng BHXH để sau này hưởng lương hưu, nhưng nếu lương hưu thấp như vậy thì tôi sẽ "lĩnh một cục" lấy tiền về quê mở cửa hàng tạp hóa sinh sống chứ không muốn chờ lương hưu nữa”- chị Hoa nói.
Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ
Với tư cách là một lao động nữ và là một cán bộ công đoàn, bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội thẳng thắn bày tỏ: "Là cán bộ công đoànư tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu về các chính sách mới liên quan đến quyền lợi của công nhân.
Khi đọc quy định này, tôi rất buồn và thật sự không đồng tình bởi nó thiệt thòi cho lao động nữ nhiều quá, nhất là lao động nữ ngành dệt may”. Bà Hoàng Thị Thu Hồng cho rằng, dệt may là ngành nặng nhọc, độc hại. Đối với những công nhân trong ngành dệt may, 55 tuổi nghỉ hưu đã là quá sức.
Việc tận dụng sức lao động, kéo dài tuổi hưu là không thể bởi vì do đặc trưng công việc phải ngồi một chỗ và nhìn máy móc nhiều giờ liên tiếp trong ngày nên qua 40 tuổi mắt đã kém, chân tay run, không thể làm tốt công việc cần phải tỷ mỷ, khéo léo này.
Về việc giảm lương hưu, bà Hồng tâm tư: “Nếu đời sống khá giả sẽ không mấy ai quan tâm mỗi tháng nhiều hơn hay bớt đi vài trăm ngàn đồng nhưng thực tế đời sống công nhân nói chung, công nhân ngành dệt may nói riêng còn vô vàn khó khăn, họ chạy ăn từng bữa, gắng tăng ca, xoay sở làm thêm để có thêm chút thu nhập ít ỏi, thì đây giảm lương hưu thật sự là vấn đề lớn đối với họ”.
Ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ Thành phố cũng phân tích, hiện nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài thường chỉ đóng BHXH ở mức thấp nhất cho người lao động, tương đương với mức lương tối thiểu vùng 1 là 3,75 triệu đồng (với lao động chưa qua đào tạo) và 4,0125 triệu đồng (với lao động đã qua đào tạo).
Khi người lao động nghỉ hưu, nếu tính như cách cũ, tiền lương hưu chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng, cuộc sống đã rất chật vật. Quy định mới kéo dài thời gian đóng BHXH càng khiến lao động nữ thêm thiệt thòi, nhất là khi các công ty tìm nhiều cách để sa thải lao động nữ sau tuổi 35, nhiều doanh nghiệp chây ỳ không đóng BHXH của người lao động. Quy định mới này sẽ khiến nhiều lao động nữ lựa chọn hưởng chế độ BHXH một lần khi chấm dứt hợp đồng lao động”
Trước những vướng mắc đang đặt ra và trước những dư luận của cán bộ công đoàn, CNVCLĐ, ngày 2/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã trình Chính phủ các phương án để xử lý vấn đề này; trong đó có phương án tạm thời chưa thực hiện Khoản 2, Điều 56, Luật BHXH năm 2014 và kéo dài tới năm 2022 mới thực hiện.
Phương án sửa đổi, bổ sung sẽ bảo đảm nguyên tắc không để lao động nữ thiệt thòi, thực hiện có lộ trình, có đóng - có hưởng và tạo điều kiện cho quỹ BHXH ổn định, phát triển bền vững. Tiếp đó, ngày 3-11, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường ký Văn bản số 1769/TLĐ chính thức gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đề nghị ngay trong Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV có Nghị quyết tạm dừng thực hiện khoản 2, Điều 56 và Khoản 2, Điều 74 Luật BHXH.
Những động thái trên của Tổng LĐLĐ Việt Nam và cơ quan chức năng đã giúp niềm tin của người lao động phục hồi trở lại. Nhiều cán bộ công đoàn và CNVCLĐ bộc bạch, nếu đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đề nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam được chấp thuận thì đó là tin vui nhất cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng trong năm 2017.
“Mong rằng một nghị quyết như thế sẽ sớm được ban hành để tránh thiệt thòi cho lao động nữ’- bà Nguyễn Thị Thu Giang- Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đại diện cho 129 nữ CNLĐ trong Công ty bày tỏ. Đây chắc chắn cũng là tâm tư, nguyện vọng của tất cả lao động nữ các ngành nghề trong cả nước mong được Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng lưu tâm.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21