Bỏ hộ khẩu sẽ xóa được bất bình đẳng
Làm ra 60% GDP nhưng vẫn là công dân loại 2!
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đang quản lý công dân cũng như các giao dịch dân sự bằng 02 loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân (CMND) và sổ hộ khẩu thường trú. Dẫu có điểm chung, song cái khác của 02 loại giấy tờ này là CMND mang tính toàn quốc, sổ hộ khẩu mang tính chất địa phương. Nghĩa là, giấy CMND là văn bản chứng minh tôi, bạn, chúng ta là công dân Việt Nam. Còn sổ hộ khẩu là giấy chứng minh tôi, bạn, chúng ta là công dân của địa phương. Những giao dịch ở địa phương như xác minh sơ yếu lý lịch, giao dịch nhà đất, việc học hành của con... ngoài CMND nếu không có sổ hộ khẩu thì sẽ không thể thực hiện. Và do đó, nếu xét đến yếu tố vùng, đặc biệt ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP. HCM, sổ hộ khẩu còn quan trọng hơn cả CMND!
Chính những quy định có phần chặt chẽ về hộ khẩu, mà đã nảy sinh những câu chuyện dở khóc, dở cười. Câu chuyện về lực lượng công nhân, lao động là ví dụ sinh động. Suốt bao năm qua, trong các báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, của Liên đoàn lao động, địa phương đều đưa ra con số rất đáng tự hào, đó là lực lượng công nhân lao động đã đóng góp đến 60% tổng sản phẩm của cải làm ra cho đất nước (GDP). Làm ra của cải như vậy, nhưng hiện lực lượng này đang gặp nhiều khó khăn về thu nhập, nhà ở mà ngay địa vị quyền công dân của họ vẫn không được tương xứng. Đơn cử, theo thống kê, có đến 90% công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, chế xuất hiện nay là người ngoại tỉnh. Và theo quy định hiện hành thì rất ít người có hộ khẩu thường trú tại các đô thị. Đa số đều đăng ký hộ khẩu tạm trú. Những công nhân lao động mang tính thời vụ không nói làm gì song những công nhân gắn bó với nhà máy công xưởng cả 10 năm, lập gia đình, sinh con... thu nhập đã thấp song muốn đưa con đi trường công học cũng không xong vì không có sổ hộ khẩu. Con của một công nhân làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long khó có thể tiếp cận được hệ thống trường công lập trên địa bàn. Tất cả giao dịch về giấy tờ, nhà cửa, học hành trên địa bàn đều căn cứ vào sổ hộ khẩu. Điều này, vô tình biến người lao động, lực lượng làm ra 60% GDP trở thành công dân loại 2.
Xóa bỏ chế độ hộ khẩu là đúng!
Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và một trong điểm về quyền công dân là: “Công dân Việt Nam trên 18 tuổi nếu không vi phạm pháp luật có quyền cư trú, định cư bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam”. Và điều kiện cần và đủ để công dân sinh sống, cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam chính là giấy CMND. Như thế, có thể khẳng định Hiến pháp sửa đổi cũng đã hướng đến sự đơn giản hóa về thủ tục hành chính liên quan đến quản lý công dân. Trong đó, kiến nghị gộp CMND, sổ hộ khẩu thành thẻ căn cước công dân như dự thảo Luật Thẻ căn cước công dân đang được các chuyên gia hết sức ủng hộ. Một số chuyên gia đưa ra ví dụ, các nước Đông Âu như Tiệp Khắc trước kia cũng sử dụng song hành hai loại giấy tờ như ta hiện nay, song CH Czech) hiện tại đã chuyển sang dùng thẻ căn cước “obcansky prukaz” thông minh thay cho cả CMND lẫn sổ hộ khẩu. Đằng sau thẻ căn cước thông minh có ghi đầy đủ các cơ sở dữ liệu dân cư điện tử để bảo đảm chỉ cần tra cứu theo số căn cước là có thể biết được nơi thường trú và toàn bộ thông tin cần thiết. GS Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho rằng biết, hiện chỉ còn 3 nước duy trì hộ khẩu là Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. Thế nên chúng ta có thể tham khảo Lào lẫn Campuchia về cách quản lý dân cư mà không cần tới hộ khẩu.
Hồi thời bao cấp, có hộ khẩu Hà Nội đồng nghĩa với quyền được mua lương thực, thực phẩm, kể cả quyền được phân phối nhà ở với giá ưu đãi Nay, cơ chế bao cấp không còn, song hộ khẩu vẫn là căn cứ để hưởngcác dịch vụ y tế, giáo dục... Điều này gây ra bất bình đẳng xã hội. |
Tuệ Giang
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55