Bộ GDĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Bộ GDĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn |
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn báo cáo Chính phủ, đề xuất việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Theo đúng tiến độ Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì chương trình GDPT và sách giáo khoa mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2018 – 2019 theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tuy nhiên, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018 do Bộ GDĐT tổ chức, nhiều địa phương đã đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới để đảm bảo công tác chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...
Được biết, đề xuất này của Bộ GDĐT đang được Chính phủ xem xét va chưa có kết luận. Nếu nhận được đồng ý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để xin ý kiến. Việc quyết định lùi hay không do Quốc hội quyết định.
Tuy nhiên, nếu lùi chương trình, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chương trình chậm lại chắc chắn hiệu quả về mặt kinh tế cũng giảm sút. “Dù được vay với vốn ưu đãi nhưng trong bối cảnh nợ công ngày càng lớn, thâm thủng ngân sách ngày càng cao, việc chậm trễ sẽ góp phần khiến nợ công tăng cao dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của đất nước. Đồng nghĩa với nó là lạm phát càng cao, tỉ lệ trượt giá sẽ càng lớn, chi phí cũng sẽ tăng theo khiến cho tổn hao kinh tế nhanh”, chuyên gia Ngô Trí Long phân tích.
Cũng theo ông Ngô Trí Long chia sẻ, càng đi sớm giai đoạn nào thì hội nhập của nền giáo dục, kinh tế sẽ càng tốt. Hoạt động đào tạo giáo dục của nước nhà càng có hiệu quả. Thế giới đang phát triển từng ngày, từng giờ, thậm chí chạy đua từng giây một, vì thế chậm lại nền giáo dục hiện đại 1 năm sẽ gây tổn thất không hề nhỏ”.
Nhìn về mặt chất lượng, việc chậm chễ ở 1 công đoạn nào đó sẽ kéo theo sự chậm chễ ở các công đoạn sau dẫn đến chất lượng cả dự án sẽ khó có thể đạt yêu cầu như kì vọng. Quan trọng hơn, việc thường xuyên chậm chễ và xin lùi các dự án, đặc biệt là các dự án về giáo dục, đã trở thành tiền lệ không tốt. Chúng ta sẽ đánh mất niềm tin với nhân dân, uy tín của quốc gia với cơ quan nước ngoài hỗ trợ thực hiện chương trình. “Liệu rằng với cách thức làm việc như hiện nay, nếu lùi lại 1 năm thì sản phẩm đầu ra có thực chất đạt mục đích, hiệu quả như mong muốn?” – PGS.TS Ngô Trí Long băn khoăn.
Theo Huyên Nguyễn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40