Bệnh điếc ở trẻ em: Cần phát hiện và điều trị sớm
Điều trị ung thư “êm ái” nhờ ghép tế bào gốc thành công | |
Tìm ra phương pháp phát hiện ung thư sớm | |
Phát hiện bệnh Parkinson bằng xét nghiệm máu |
Bệnh điếc khó phát hiện
Theo PGS.TS. Trần Công Hòa, nguyên Tổng thư ký Hội Tai – mũi – họng Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh điếc của trẻ. Như quá trình mang thai người mẹ đã sử dụng nhiều loại kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu của chu kỳ thai sản, người mẹ bị nhiễm virus Rubella hoặc mắc các bệnh giang mai, lậu. Trẻ cũng có thể bị điếc do gặp tai biến trong khi chào đời như sinh non, sinh khó, ngạt thở hay vàng da. Nguyên nhân nữa là do di truyền. Không như các khiếm khuyết về hình thể khác chỉ cần siêu âm có thể phát hiện, đối với trẻ sinh ra bị điếc, không phải bố mẹ nào cũng dễ dàng phát hiện.
Cháu Duyên đang được điều trị tại bệnh viện |
Như trường hợp của cháu Nguyễn Thị Duyên, 17 tháng tuổi đang điều trị tại khoa Tai – mũi – họng, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, khi mới sinh ra cháu có một lỗ nhỏ ở cạnh tai, gia đình nghĩ là bớt, nên không cho cháu đi khám. Càng về sau lỗ nhỏ càng sưng lên, tấy đỏ, nhất là thời điểm tập nói cháu vẫn chưa nói được từ nào và khả năng phản xạ rất kém. Lúc đó gia đình mới đưa cháu đi khám và bác sĩ kết luận cháu Duyên bị bệnh điếc. Dù chưa phát hiện kịp thời nhưng thời điểm cháu Duyên được đưa đến chữa trị cũng chưa quá muộn nên khả năng phục hồi của cháu cao. Hơn nữa chi phí chữa trị cho cháu cũng sẽ ít tốn kém. Còn trường hợp bé Hoàng Tùng, ở Kim Ngưu khi cháu 3 tuổi vẫn chưa nói được và hầu như không nghe được gia đình mới đưa đi khám. Trước đó gia đình không nghĩ cháu bị điếc mà nghĩ cháu bị tự kỉ..
Với những trường hợp trẻ được phát hiện bị điếc sớm, sẽ có cơ hội chữa khỏi cao và chi phí chữa trị cũng ít tốn kém. Nhưng với những trường hợp phát hiện muộn thì không những khó chữa khỏi mà chi phí lại tốn gấp nhiều lần. |
Chi phí chữa trị tốn kém
Chi phí chữa trị cho những trường hợp điếc cao hay thấp phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Theo PGS.TS Trần Công Hòa: “Trường hợp điếc nặng (điếc sâu) như cháu Tùng cơ hội chữa khỏi là rất khó. Bởi gia đình đã cho cháu dùng máy trợ thính nhưng không có hiệu quả. Hiện nay, có phương pháp cấy ốc tai điện tử nhưng chi phí 600 - 700 triệu/1 trường hợp nên không phải gia đình nào cũng theo được”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương, chủ nhiệm khoa Tai-mũi-họng-mắt, Bệnh viện Nhi trung ương: “ Các trường hợp được cấy ốc tai điện tử thì cơ hội khỏi là rất cao. Tuy nhiên cấy điện cực ốc tai là một kỹ thuật phức tạp, mức độ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu bao gồm cả quá trình theo dõi sau phẫu thuật và quá trình dạy nói cho bệnh nhi”.
Rõ ràng, với những trường hợp trẻ được phát hiện bị điếc sớm, sẽ có cơ hội chữa khỏi cao và chi phí chữa trị cũng ít tốn kém. Nhưng với những trường hợp phát hiện muộn thì không những khó chữa khỏi mà chi phí lại tốn gấp nhiều lần.
Theo lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Trưởng khoa Thanh thính học của Trung tâm Tai mũi họng TP HCM, các gia đình hoàn toàn có thể theo dõi, phát hiện bệnh lý của trẻ bằng cách thử thính giác sớm cho trẻ như gọi hoặc gây tiếng động, xem trẻ phản ứng hay không. Đối với trẻ 5 tháng tuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Trẻ 6 tháng tuổi có thể bập bẹ muốn nói; trẻ 7-9 tháng cầm được vật gì ở hai tay có thể đập vào nhau để phát ra tiếng động, biết phát âm 2 tiếng đơn giản (bà bà, má má...), biết vỗ tay hoan hô. Trẻ 10-12 tháng hiểu được lời nói đơn giản, phát được 2 âm khó hơn (bố ơi, mẹ ơi...). Trẻ 18 tháng tuổi nói được câu ngắn, ban ngày biết gọi đi tiểu tiện. Trẻ 24 tháng nói một số câu dài và nói nhiều, có thể hát được bài hát ngắn. Đối với trẻ bình thường, âm thanh nghe được kể cả tiếng thì thầm, với trẻ điếc nhẹ chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1m, với trẻ điếc nặng nghe được khi bị hét vào tai. Còn đối với những trẻ điếc nặng (điếc sâu) hoàn toàn không cảm nhận được âm thanh kể cả khi hét vào tai”.
Nếu nghi ngờ trẻ bị điếc (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm. Tại Hà Nội, có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Tai mũi - họng trung ương… để khám điếc sớm bằng việc kiểm tra thính lực với kỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR) để phát hiện tật điếc ngay cả khi dưới 6 tháng tuổi.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36