Bát nháo mua bán… "giống" người

Gần Bệnh viện Từ Dũ (quận 1, TP HCM) có một “khu chợ” tinh trùng hoạt động tấp nập lâu nay. Theo các tay cò mồi, quy trình thụ tinh ở đây không chỉ là bơm qua thiết bị mà còn “bơm trực tiếp”, người mua có cả “giấy bảo hành”!
Người hiến tinh trùng gieo rắc bệnh cho 99 đứa trẻ khắp thế giới
Con từ tinh trùng cha đã mất: Bộ Tư pháp hướng dẫn khai sinh
Giữa thủ đô, chợ tinh trùng vẫn nhộn nhịp họp

Hiện nay, số lượng các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh dường như ngày càng nhiều. Lợi dụng mong ước có con cháy bỏng của họ, các đối tượng cò mồi đã giở nhiều chiêu trò mua bán, bơm cấy tinh trùng.

“Vào bệnh viện làm gì!”

Để làm rõ hơn về “thế giới ngầm” mua bán giống người, nhiều ngày liên tiếp, chúng tôi đã có mặt bên trong lẫn bên ngoài Bệnh viện Từ Dũ ghi nhận thực tế. Tại đây, nhiều tay cò mồi luôn tìm cách tiếp cận các cặp vợ chồng đến bệnh viện. Ngoài chuyện hướng dẫn cách phá thai chui, những đối tượng này còn lôi kéo các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đến “chợ” mua bán tinh trùng.

Bát nháo mua bán…
Một địa điểm ở hẻm A1 Cống Quỳnh, quận 1, TP HCM chuyên cho thuê trọ “chữa bệnh vô sinh”

Trong vai những người điều trị hiếm muộn, tôi cùng một nữ đồng nghiệp thơ thẩn cạnh Bệnh viện Từ Dũ để tiếp cận các đường dây mua bán tinh trùng. Vừa đến cổng bệnh viện, chúng tôi đã cảm nhận hàng loạt ánh mắt dõi theo mình dò xét. Nhiều tay chạy xe ôm còn lẽo đẽo phía sau hỏi han...

Chúng tôi chọn một người chạy xe ôm đứng tuổi đang đậu xe sát tường bệnh viện để hỏi thăm: “Trong bệnh viện, chỗ nào điều trị hiếm muộn vậy anh?”. Ông ta nhanh nhảu: “Không có con, đúng không?”. Thấy chúng tôi gật đầu, ông ta bĩu môi: “Vào bệnh viện làm gì cho tốn tiền, tốn thời gian, chưa kể đủ thứ phiền phức”.

Thấy chúng tôi ngơ ngác, người chạy xe ôm giới thiệu tên H. rồi tỏ ra rất nhiệt tình giới thiệu về chuyện mua bán, bơm cấy tinh trùng. Nhìn quanh quất, ông ta phán: “Để tôi chỉ cho cô cậu mấy chỗ, bảo đảm bơm nhanh, an toàn, có hợp đồng đàng hoàng”. Nói rồi, ông ta đọc vanh vách địa chỉ các nơi có thể khám và đưa ra phác đồ điều trị.

Chưa biết chúng tôi có đồng ý hay không, ông H. vội kéo tay cả 2 vào con hẻm A1 Cống Quỳnh, quận 1, cách Bệnh viện Từ Dù chừng 200 m, để “gặp những người có khả năng thụ tinh, tạo con”. Vừa đi, ông ta vừa gọi điện thoại cho ai đó: “Có người đến nè, nhanh ra đón khách vào trị bệnh!”.

15-18 triệu đồng/lần

Chúng tôi vào hẻm đợi hơn 5 phút, một phụ nữ khoảng 50 tuổi xuất hiện xưng tên là Tiên, quê Hà Nam. Vừa gặp chúng tôi, bà ta liền sỗ sàng: “Em gái này tịt hay anh chồng?”. Cô bạn tôi ấp úng: “Dạ, chồng em... Chị có cách nào không?”. Bà Tiên vỗ vai cô: “Dễ ợt mà, ở đây lo hết”.

“Lo cách nào vậy?” - chúng tôi thắc mắc. Theo bà Tiên, chỗ của bà ta bao ăn ở 5 ngày, trong thời gian ấy sẽ cho bơm tinh trùng hoặc “cấy giống trực tiếp”. “Nhưng phải bảo đảm với tôi là khi anh chồng đã đồng ý rồi thì không được đến đây quậy nhé” - bà ta dặn đi dặn lại.

Bát nháo mua bán…
Rất nhiều người rao bán “giống” trên mạng

Bà Tiên khoe bà ta nắm trong tay rất nhiều người sẵn sàng bán tinh trùng, tất cả đều “khỏe mạnh, cao to, đẹp trai”. “Họ chỉ 22-30 tuổi, có cả người lần đầu bán tinh trùng. Tôi sẽ cho xem giấy khám sức khỏe của họ do trung tâm chẩn đoán y khoa cấp” - bà ta quả quyết.

Chúng tôi yêu cầu gặp người bán tinh trùng, bà Tiên lắc đầu quầy quậy: “Không được đâu! Khi nào làm thì gặp một lần luôn cho tiện. Người ta cũng ngại, sợ biết gốc tích con cái mình sau này nữa”.

Thấy chúng tôi vẫn e dè, bà Tiên bảo sẽ làm “giấy bảo hành”. Nếu kết quả không đúng như lời bà ta thì chúng tôi sẽ được hoàn tiền gấp đôi. “Với cách bơm tinh trùng qua các thiết bị thì 15-18 triệu đồng/lần. Nhưng muốn tiết kiệm thì có thể bơm trực tiếp giữa người bán và người mua” - bà ta giải thích.

Để tạo lòng tin, bà Tiên đưa chúng tôi đến khu trọ mà bà ta quản lý ở gần đó. Chúng tôi chứng kiến gần 10 phụ nữ nằm ngồi la liệt đợi kết quả có thụ thai hay không. “Cấy tinh trùng xong, em có thể về nhà nghỉ ngơi, 15 ngày sau quay lại kiểm tra kết quả. Còn không thì thuê phòng ở đây, chị cùng một số người sẽ theo dõi. Tất cả do tụi em quyết định. Bọn chị làm ăn ở đây lâu dài, chẳng dại gì đi lừa người ta đâu” - bà ta ngọt ngào thuyết phục.

Trong lúc chúng tôi trò chuyện, hẻm A1 Cống Quỳnh xuất hiện hàng loạt phụ nữ tay xách nách mang. Hầu hết những người này đều lộ rõ sự lo âu, hồi hộp. Viện lý do cần suy nghĩ cho kỹ, hôm khác sẽ quay lại, chúng tôi rút lui. Bà Tiên lập tức trở mặt, tức tối: “Tôi nói đến mức đó mà không tin thì thôi. Có giỏi thì vào bệnh viện xem! Ở đó có khối người xếp hàng, tốn kém hàng chục triệu đồng rồi về tay trắng”.

Mỏi mòn chờ con

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở khu vực quanh Bệnh viện Từ Dũ, đường dây chuyên mua bán, bơm cấy tinh trùng của bà Tiên không phải là duy nhất. Chỉ riêng hẻm A1 Cống Quỳnh đã có khoảng 10 đường dây như thế. Những đối tượng này vừa móc nối với một số phòng khám tư vừa làm chủ nhà trọ cho người điều trị hiếm muộn lưu trú.

Trò chuyện với chúng tôi, bà K. (một người sống lâu năm ở hẻm A1) cho biết từ lâu, khu hẻm này được mệnh danh là “xóm hiếm muộn”. “Rất nhiều người chực chờ ở đây gần 2 năm nhưng vẫn chưa có con. Giá thuê trọ khu này rất cao nhưng không khi nào còn phòng. Nói là phòng cho sang chứ người thuê chỉ ngủ nghỉ dưới nền nhà, lắm khi còn nằm chung với nhau” - bà cám cảnh.

Theo bà K., khu vực này từng xảy ra nhiều vụ cự cãi, gây gổ vì điều trị không có con. Tuy nhiên, vì mấy tay cò mồi rất dữ dằn nên không ai dám làm gì. “Không hiểu sao mà nhiều người lại liều mạng mua bán tinh trùng như thế, nhất là bơm cấy trực tiếp” - bà K. băn khoăn.

Hậu quả khó lường

Luật sư Nguyễn Anh Minh (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết hiện nay chưa có quy định nào cho phép buôn bán tinh trùng, nhất là bơm cấy tinh trùng trực tiếp. “Đó được cho là hành vi mua bán dâm. Nếu tình trạng này không được quản lý chặt thì sẽ có nhiều hậu quả khôn lường, như tranh chấp thừa kế về sau, thậm chí sâu xa hơn là chuyện loạn luân” - luật sư Minh lo ngại.

Luật sư Minh khuyến cáo nếu cặp vợ chồng nào không có khả năng sinh con thì nên xin trẻ về nuôi thay vì mua bán, bơm cấy tinh trùng.

Tràn lan trên mạng

Chỉ cần bỏ ra vài phút lên mạng tìm hiểu về việc mua bán tinh trùng, chúng tôi đã nhận được hàng chục số điện thoại, email liên lạc. Thông tin về người bán tinh trùng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi… đều được đăng tải chi tiết.

Chúng tôi thử liên hệ với một người rao bán tinh trùng có số điện thoại 0912224… Anh ta cho biết hiện 27 tuổi, chưa vợ và đang cần tiền. Giá mà anh ta đưa ra là 9 triệu đồng cho “2 lần bơm”. “Mình không uống rượu, không sử dụng chất kích thích, có giấy chứng nhận sức khỏe…” - anh ta giới thiệu.

Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động