Bạo lực đối với trẻ em vẫn là một vấn đề bị che dấu
Ông Jesper Moller, Quyền Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Đây là hoạt động mở đầu cho tháng hành động vì trẻ em. Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức và khuyến khích mọi người lên tiếng và hành động nhằm ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em. Diễn viên Xuân Bắc cũng tham gia chiến dịch với tư cách Đại sứ thiện chí UNICEF.
Thực tế cho thấy bạo lực, bóc lột và lạm dụng trẻ em gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của trẻ em trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp xã hội, để lại những hậu quả tai hại trong quá trình trưởng thành của các em. Tuy nhiên, hàng triệu trẻ em trên toàn Thế giới ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau vẫn phải chịu bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Hàng triệu trẻ em khác cũng có nguy cơ bị bạo lực.
Trẻ em biểu diễn văn nghệ chào mừng
Ở Việt Nam, gần ¾ trẻ em trong độ tuổi 2-14 bị cha mẹ, người chăm sóc và những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực. Gần 1/4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết họ phải chứng kiến chồng mình có hành vi bạo lực đối với con cái. Trong khoảng thời gian từ 2006-2011, có khoảng 5600 vụ lạm dụng tình dục trẻ em được báo công an.
“Nhưng ở Việt Nam, những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, ông Jesper Moller, Quyền Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu. “Điều này bởi vì cho đến tận hôm nay bạo lực đối với trẻ em vẫn là một vấn đề bị che dấu”
Bạo lực là vấn đề không được đề cập đến bởi vì nó thường xảy ra trong gia đình, bởi vì mọi người nhắm mắt làm ngơ, hay đơn giản là vì mọi người không dám báo chính quyền vì sợ bị mang tiếng. Vì nhiều vụ bạo hành bị che giấu trước công luận – và vì thường được bỏ qua nên những con số không phản ánh đúng thực trạng của vấn đề.
“Khi mọi người cùng nhau hợp sức lại và tuyên bố rõ ràng rằng bạo lực đối với trẻ em là không thể chấp nhận được, khi mọi người không còn che dấu điều này nữa thì bạo lực đối với trẻ em có thể được ngăn ngừa”, ông Moller nói.
Với việc khởi động chiến dịch này, Việt Nam đã tham gia vào phong trào toàn cầu Chấm dứt bạo lực trẻ em do UNICEF khởi xướng nhằm biến nỗi đau cũng như sự phẫn nộ về bạo lực thành những nỗ lực mang tính tích cực nhừm thay đổi cuộc sống cho trẻ em.
Có mặt tại buổi lễ, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu: “Tôi đồng tình việc Việt Nam cùng hoà chung tiếng nói, chung hành động với toàn cầu hướng tới chấm dứt bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em dưới mọi hình thức, Chúng ta cùng nhau cam kết bằng mọi biện pháp đề mọi trẻ em được sống và lớn lên trong môi trường an toàn, lành mạnh”.
C. Anh
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36