Báo động tình trạng ô nhiễm ở sông Nhuệ
Sông Nhuệ vẫn gia tăng ô nhiễm | |
Tập trung nguồn lực cải tạo hệ thống sông trên địa bàn Hà Nội |
Ô nhiễm trên báo động 3….
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội dọc theo sông Nhuệ, đoạn qua TP. Phủ Lý, Hà Nam rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên sông Nhuệ ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống quanh vùng.
Cả dòng sông một màu đen.. |
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Vì thế, sông Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ thành phố Hà Nội. Sau khi tiếp nhận từ sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm cao hơn.
Trung tâm quan trắc Phân tích tài nguyên Môi trường - Sở TN & MT, tỉnh Hà Nam đã tiến hành phân tích mẫu nước lấy tại cống Nhật Tựu. Nồng độ chất ô nhiễm như: Amoni là 17,6mg/l-N, vượt 176 lần; ôxy hòa tan là 0,47mg/l, nhỏ hơn 12,77 lần giới hạn cho phép loại A1 theo QCVN 08:2008/BTNMT (nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt ). Như vậy, dòng nước lưu thông tại khu vực sông Nhuệ đang bị ô nhiễm trên báo động cấp 3, theo quy định bảo vệ môi trường của UBND tỉnh Hà Nam.
Nước sinh hoạt được thải trực tiếp ra dòng sông |
Sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông Nhuệ, bà Bùi Thị Luyên (tổ 8, phường Quang Trung, TP. Phủ Lý, Hà Nam) cho biết: “Nhà tôi sống gần sông nên ngày nào cũng phải hít cái mùi hôi thối này, vào những ngày mùa hè gió heo may thổi thẳng vào nhà khiến cho mùi hôi thối bốc lên càng kinh khủng hơn, những ai đi qua đây cũng phải lấy tay bị mũi hoặc đeo khẩu trang”.
Tại đây người dân cũng đang lo về nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm từ con sông này. Vì vậy các giếng khoan này hiện nay chỉ dám giặt giũ, rửa tay chân chứ không dám dùng nguồn nước này để ăn uống. Người dân phải hứng nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt ăn uống.
Trao đổi với PV chúng tôi, ông Ngô Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ dân phố số 8, phường Quang Trung, TP. Phủ Lý, Hà Nam, cho biết: “Một năm chỉ có 1 - 2 tháng nước sông Nhuệ mới trong và sạch vào mùa nước lớn; còn vào mùa nước cạn lúc nào cũng đen và hôi thối, chúng tôi cũng cũng phản ánh nhiều lần lên cấp trên nhưng chưa được giải quyết”.
Đề án đã có
Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg, ngày 29-4-2008. Theo đó, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được thành lập, tổ chức chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng nhằm thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nội dung bảo vệ và cải thiện môi trường sông Nhuệ - sông Đáy.
Theo đề án, giai đoạn 2011 - 2015, sẽ xử lý xong tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã có và mới phát sinh trên lưu vực 2 con sông; giai đoạn 2016 - 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; thu gom toàn bộ chất thải công nghiệp, hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng. Dự kiến 3.335 tỉ đồng sẽ được đầu tư để thực hiện dự án.
Bà Luyên chỉ những khu vực bốc hôi thối nồng nặc nhất |
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang triển khai các Chương trình có liên quan như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg...
Mới đây nhất, trong tổng thể Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, có dự kiến xây dựng vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ, nhằm kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới, tránh việc phát triển theo vết dầu loang.
Theo đó, ưu tiên xây dựng hệ thống công viên cây xanh và đặc biệt không bố trí các dự án xây dựng vào quỹ đất nông nghiệp, đất cây xanh hành lang an toàn dọc sông Nhuệ. Nếu được thực hiện, trong tương lai, hy vọng, chúng ta sẽ được thấy lại một phần hình bóng của dòng Nhuệ giang xanh trong thuở nào.
Hoàng Lỵ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08