Báo cáo sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã khẳng định như vậy khi trao đổi về việc tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra báo cáo sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng |
Ngày 23/4, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: Đây không phải lần đầu tiên tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu.
Việc tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy và sức thuyết phục.
Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan.
Báo chí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực cũng như trong việc chuyển tải thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về những vấn đề nóng của đất nước, mà tiêu biểu hiện nay chính là bảo đảm thông tin chính xác, cập nhật Covid-19 đến được mọi người dân, tạo được đồng thuận trong xã hội trong nỗ lực phòng chống dịch.
Người dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng hiệu quả các kênh báo chí, truyền thông để thực hiện các quyền của mình, và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, đa dạng về loại hình. Hiện nay, trên cả nước có hơn 850 cơ quan báo in và báo điện tử, gần 90 kênh phát thanh và 195 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của hơn 25 nghìn hội viên nhà báo đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời đến người dân Việt Nam.
Các phóng viên, nhà báo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện tham gia tích cực vào việc phản ánh sâu rộng, toàn diện mọi khía cạnh đời sống đất nước. Các nhà báo tại Việt Nam cũng được luật pháp bảo vệ và đồng thời phải hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp, đóng góp có trách nhiệm vào lợi ích chung của người dân, cộng đồng và xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31