Bánh chưng chuối: Nét đặc sắc của người Thái

Với vị ngọt thanh của chuối, vị ngậy của nước cốt dừa hòa với gạo nếp tạo nên vị ngọt, bùi đọng lại nơi cổ họng… người sành ăn thường bảo, đó là “hậu vị ngọt”, vị đặc biệt mà bánh chưng chuối, món ăn có nguồn gốc từ Thái Lan được những người Việt sinh ra trên đất Thái mang về đất mẹ. 
banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai Bánh bác tiến vua: Giữ mãi hồn xưa
banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai Bánh dày Quán Gánh tất bật những ngày cận Tết
banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai Ngây ngất với đặc sản Hà Giang mùa tam giác mạch
banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai Nấm mối - đặc sản trời cho

Gói bánh, gói trọn nỗi nhớ

Không nổi tiếng như bánh chưng tranh khúc (Thanh Trì), bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh)… thế nhưng, với những người Việt Kiều Thái ở Sơn Tây, bánh chưng chuối từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, thậm chí ngay cả trong những ngày bình thường. Bởi lẽ, bánh không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp, mà còn là nỗi nhớ của những người con đất Việt gửi về nơi mình đã từng được sinh ra và lớn lên.

Chính bởi những ý nghĩa cao đẹp ấy, mỗi khi có ai đó tìm hiểu về nguồn gốc bánh chưng chuối, bà Trương Thị Hợi (71 tuổi, ở Phạm Hồng Thái, Sơn Tây, Hà Nội) lại không khỏi bùi ngùi, bởi những ký ức năm nào lại ùa về. Bà bảo, mặc dù sống ở Thái Lan mới chỉ được 16 năm, nhưng mỗi khi gói bánh chưng chuối, hay có ai đó hỏi về đất nước Thái Lan thì cảm giác lạ lùng lắm. Nó giống như mối tình đầu mà mình không thể quên được.

banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai

Bà Hợi kể, bánh chưng chuối ở Thái Lan được sử dụng rất nhiều, loại bánh này người Thái thường dùng để cúng dường cho các nhà sư bởi những thành phần đậm chất chay của bánh. Nguyên liệu cũng rất đơn giản bao gồm gạo nếp, nước cốt dừa và chuối tây. Khi trải qua những công đoạn gói, hấp, sẽ xuất hiện một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Lần đầu tiên được thưởng thức hương vị lạ miệng của bánh chưng chuối, cảm giác thực sự dễ chịu. Vị ngọt thanh của chuối, vị ngậy của nước cốt dừa hòa cùng với gạo nếp khiến ngay sau khi ăn là vị ngọt, bùi đọng lại nơi cuống họng. Người sành ăn thường bảo đó là “hậu vị ngọt” và đó là vị đặc trưng mà bánh trưng chuối mang lại cho mỗi người.

Nhớ lại những ngày đầu về Việt Nam (năm 1963), bà Hợi cho biết, đó là thời kỳ rất khó khăn, bởi đất nước mình khi đó vẫn còn đang chìm trong chiến tranh. Vì thế, khi trở về quê hương, lại đang ở độ tuổi 16 – 17 nên bà cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Khi đó, để vượt qua khó khăn bà Hợi phải gồng mình lên để sống và nỗi nhớ Thái Lan chưa bao giờ ngưng xuất hiện trong tâm trí bà. Nhưng vì cuộc sống, nỗi nhớ ấy được bà nén lại… “Nhớ nhiều nhất là những món ăn thời thơ ấu mà mình đã được ăn, được thưởng thức. Để thỏa nỗi niềm mong nhớ ấy, khoảng năm 1990 tôi quyết định hấp một nồi bánh chưng chuối, món bánh truyền thống của người Thái Lan.

Rất nhanh, tôi đi tìm mua quả dừa về nạo, bóp lấy nước cốt, gạo nếp mang ra đãi… sau 3 - 4 tiếng đồng hồ hấp cách thủy, nồi bánh chuối thơm nức hiện hữu trước mắt. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác khi đó, mắt tôi đã ướt nhèm khi ở ngay trên đất mẹ, mình lại được thưởng thức món ăn quen thuộc trong ký ức thơ bé”, bà Hợi bùi ngùi. gửi về miền ký ức

Gần 30 năm sau khi trở về đất mẹ, lại được tự tay gói gém “nối nhớ”, tự tay hấp lại những chiếc bánh chưng chuối, bà Hợi hạnh phúc lắm. Không kìm được nỗi nhớ, sau những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhá nhem, bà vội vàng chia sẻ nỗi nhớ, đặc sản của quê hương Thái Lan với hàng xóm.

Khi được thưởng thức ai cũng tấm tắc khen bởi vị ngọt thơm lạ miệng. “Nhiều người sau ăn đã đề nghị tôi làm bánh để họ bán kèm với đồ uống. Sẵn khí thế đang làm, ngày hôm sau tôi mạnh dạn gói 40 chiếc và chỉ trong 1 buổi chiều số bánh đó đã được bán hết. Nhưng vì ngày đó vừa làm cơ quan, lại vừa làm thêm bánh nên tôi cũng chỉ túc tắc làm cho đỡ nhớ”, bà Hợi kể.

banh chung chuoi net dac sac cua nguoi thai
Bà Hợi chia sẻ về nét đặc sắc của bánh chưng chuối có nguồn gốc từ Thái Lan

“Bật mí” về bí quyết gói bánh chưng chuối mang hương vị Thái Lan ngon nức tiếng, bà Hợi không một chút giấu diếm. Bà bảo, bí quyết đơn giản thôi, bởi đầu tiên bà làm bánh từ nỗi nhớ Thái Lan, nên bao tình cảm bà dồn hết vào chiếc bánh. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh chưng chuối chính là gạo nếp. Gạo nếp bà phải đặt mua loại gạo nếp mới và phải ngon, gạo được vo sạch, ngâm kỹ trong nước lã. Sau đó đãi hết sạn, để ráo nước rồi trộn đều với nước cốt dừa (dừa chọn quả già mới cho nước đánh sánh, nguyên vị).

Không như bánh chưng Việt, chuối tây được lựa chọn để làm nhân cho bánh chưng chuối, chuối càng chín, bánh càng thơm và ngon. Thậm chí, để tạo cho chuối có vị thơm đặc biệt, bà Hợi lựa chọn chuối từ lúc còn xanh, sau đó dấm hương chờ chín. Đặc biệt khi ăn, chuối sẽ không có vị chua mà ngược lại, nhân bánh sẽ có vị ngọt dịu, thơm thơm. Nhân bánh khi chín cũng có màu đỏ như gấc, tròn xoe như lúm đồng tiền và nằm gọn gàng trong lớp gạo nếp bọc khéo léo phía ngoài.

Lá để dùng gói bánh cũng là lá dong và được gói theo hình khum khum gần giống với chiếc bánh giò. Bánh cũng không được cho vào nước để luộc như cách nấu bánh chưng của Việt Nam, mà được hấp cách thủy khoảng từ 3 – 4 giờ để gạo chín. Sau đó, chuối tiết ra mật, vị mật chuối quyện với nước cốt dừa, với hương thơm của nếp…bánh chín rền, dẻo và vị ngọt bùi, ngậy khiến mọi người ăn một lần có thể nhớ mãi.

Tiếng lành đồn xa, cứ thế mỗi ngày lại có thêm nhiều người đến tìm mua bánh chưng chuối, số lượng bánh theo đó cũng tăng lên từng ngày cho đến khi bà Hợi nghỉ hẳn công việc ở cơ quan và bắt tay vào làm bánh “chuyên nghiệp”. Bà kể, khách ban đầu của bà chỉ là những người kinh doanh, buôn bán tại chợ Nghệ (Sơn Tây) vì ở cạnh nhà bà. Lâu dần, các hội Việt kiều Thái Lan, Việt kiều Lào biết tiếng họ cũng tìm đến đặt hàng mỗi dịp hội họp hay lễ Tết… thậm chí, nhiều bạn sinh viên Lào, Thái Lan sang Việt Nam học tập tại trường Hữu Nghị 70 và 80 ở thị xã Sơn Tây cũng “mò mẫm” tìm đến nhà bà đặt mua bánh.

“Hạnh phúc nhất là được bán cho các em sinh viên người Thái Lan, Lào sang Việt Nam học tập, bởi họ tìm đến mua bánh một phần cũng giống như tôi, các em muốn tìm một chút hương vị quê hương trên đất khách quê người. Ngược lại, bản thân tôi vừa hạnh phúc khi gìn giữ được chút ký ức ở nơi mình đã sinh ra và lớn lên, lại vừa được tâm sự, được nói thứ ngôn ngữ ở nơi trước đây tôi đã từng sinh sống. Niềm vui lúc đó lại được nhân lên, tôi hạnh phúc và các em cũng hạnh phúc, đó đều là những ký ức không thể nào quên trong suốt cuộc đời…”, bà Hợi bộc bạch.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động