Bán lẻ Việt Nam: Ấn tượng từ làn sóng "thời trang nhanh"
![]() | H&M, Zara vào Việt Nam: Hàng thời trang xách tay liệu còn “hot”? |
![]() | Làm gì để tồn tại và phát triển? |
![]() | Zara nhái mẫu thiết kế của các hãng mốt cao cấp |
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M) chính thức ra mắt ngay tại TPHCM trong tháng 9/2017, chưa kể đến việc Uniqlo cũng có kế hoạch thâm nhập thị trường trong thời gian tới.
Sau Zara, các “anh em” nhà Inditex như Stradivarius, Pull&Bear, Massimo Dutti cũng lần lượt thâm nhập thị trường Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng đầy tiềm năng.
Làn sóng “thời trang nhanh” cho thấy bán lẻ Việt Nam đã thay đổi ngoạn mục so với nhận định cách đây 4-5 năm của nhiều đơn vị quốc tế cho rằng thị trường này cần 10 năm để phát triển.
Bước đột phá đầy ấn tượng của thị trường xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén, và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay. Minh chứng cho điều này chính là doanh thu của Zara Việt Nam hiện nằm trong top 5 cửa hàng bán tốt nhất toàn cầu của hãng và thứ bậc trên cũng tạo thêm động lực mạnh mẽ cho các thương hiệu thời trang khác như Uniqlo, Forever21… gia nhập vào thị trường Việt.
Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Nghe có vẻ khá khiêm tốn nhưng trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn. Trên cơ sở đó, trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng là mảnh đất màu mỡ cho các quỹ đầu tư nước ngoài. Các đơn vị này sẵn sàng đổ vốn vào một số các DN nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực (F&B), giải trí, giáo dục… Lĩnh vực sản xuất để phục vụ cho bán lẻ cũng có các bước chuyển dịch đáng kể, khi xu hướng sản xuất tại nước sở tại đang có chiều hướng tăng vì giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thói quen, thị hiếu tiêu dùng.
Khác biệt lớn nhất, theo Savills Việt Nam là các DN ngoại luôn triển khai hệ thống bán lẻ bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, DN Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng. Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh.
Bên cạnh đó, một thực tế nữa các DN bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính – bao gồm 2 giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Lý do của tình trạng này không phải vì DN Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà chủ yếu là bởi quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao. Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu DN bán lẻ nội thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng và tìm cơ hội khác.
Vì vậy, nếu muốn phát triển bền vững, các DN bán lẻ Việt Nam cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.
Sự trao đổi - rút kinh nghiệm một cách đoàn kết và gắn bó trong một mục tiêu phát triển chung sẽ giúp các DN bán lẻ nội không mất quá nhiều thời gian để tìm được hướng đi, khẳng định vị thế, chiếm lĩnh và giữ vững thị phần.
Theo PN/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổ chức tốt hoạt động Đối thoại tháng 5, cảm ơn người lao động

Liên đoàn Lao động quận Long Biên biểu dương 46 Công nhân giỏi năm 2025

Nhận định Atalanta vs Lecce: Khi đỉnh cao tiếp đón vực sâu

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Nâng cao vai trò nữ công nhân, viên chức, lao động

Giá xăng dầu hôm nay (25/4): Thế giới và trong nước cùng tăng

“Những chặng đường bụi bặm” tập 20: Linh Đan bật mí sự thật chấn động, quá khứ của Phỏm dần lộ diện!

Nhận định Leverkusen vs Augsburg: Khó khăn cho nhà vua
Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (25/4): Thế giới và trong nước cùng tăng
Thị trường 25/04/2025 08:18

Tỷ giá USD hôm nay (25/4): Giá USD trong nước tăng nhẹ
Thị trường 25/04/2025 06:57

Giá vàng hôm nay (25/4): Vàng trong nước tăng mạnh trở lại
Thị trường 25/04/2025 06:57

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4
Thị trường 24/04/2025 17:34

Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!
Thị trường 24/04/2025 10:36

Giá xăng dầu hôm nay (24/4): Dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay được dự báo tăng?
Thị trường 24/04/2025 08:18

Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Đồng USD phục hồi sau động thái của ông Donald Trump
Thị trường 24/04/2025 06:29

Giá vàng hôm nay (24/4): Vàng trong nước giảm giá rất mạnh
Thị trường 24/04/2025 06:20

Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc
Thị trường 24/04/2025 06:16

Giá xăng dầu ngày 24/4 có thể đảo chiều đi lên
Thị trường 23/04/2025 19:22