Ngành Dệt - may trước “cơn sóng” thời trang ngoại:

Làm gì để tồn tại và phát triển?

Vừa qua, nhãn hiệu thời trang cao cấp có giá bình dân Zara chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là các tín đồ thời trang. Sự kiện này được các chuyên gia đánh giá là cơ hội và thách thức đối với thị trường may mặc nội địa.
lam gi de ton tai va phat trien Công đoàn Dệt may Hà Nội nỗ lực phát triển đoàn viên công đoàn
lam gi de ton tai va phat trien Tuân thủ lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giầy: Cần giám sát chặt

Chia sẻ thông tin với báo chí, đại diện quản lý cửa hàng Zara Việt Nam cho rằng, Zara cũng như rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam làm nơi đến bởi nhận thấy đây là thị trường rất tiềm năng. GDP bình quân đầu người tăng, tầng lớp trung lưu cũng đang tăng và họ sẵn sàng chi tiền cho thời trang.

lam gi de ton tai va phat trien
Các nhãn hàng thời trang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với DN dệt may trong nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang có những chính sách rất thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nên Zara nói riêng, các thương hiệu thời trang khác trong lĩnh vực dệt - may tìm đến Việt Nam để tìm cơ hội làm ăn.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng: “Việc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lần lượt xuất hiện tại Việt Nam là một biểu hiện tích cực, cho thấy họ thực sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Tôi xem đây là một tín hiệu vui cho người tiêu dùng Việt, vì cái gì tốt, sản phẩm chất lượng hơn sẽ được chọn.

Do thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu, cộng thêm trình độ thiết kế hàng thời trang của các doanh nghiệp dệt - may trong nước còn hạn chế dẫn đến các sản phẩm dệt - may của Việt Nam chưa thật sự phong phú như sản phẩm cùng loại của các hãng thời trang lớn của nước ngoài.

Do đó, từ sự kiện Zara chính thức xâm nhập thị trường Việt Nam, câu hỏi đặt ra với ngành Dệt - may là tiếp tục đổi mới để phát triển hay thêm một lần “chấp nhận” làm gia công cho các đối tác nước ngoài để bán sản phẩm của họ trên sân nhà mình?

Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là những người có thu nhập cao, sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự việc này, có cơ hội để tiếp cận và trực tiếp lựa chọn những sản phẩm thích hợp cho mình mà không phải ra nước ngoài. Nhà nước cũng có lợi bởi vừa thu được thuế, vừa giảm được việc người dân mang ngoại tệ ra nước ngoài chi tiêu”.

Người tiêu dùng “hoan hỉ” với hàng ngoại có thương hiệu, nhưng giá cạnh tranh, song điều đáng bàn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm gì để sản phẩm làm ra cạnh tranh được ngay trên sân nhà.

Đặc biệt, thời gian qua giá trị của ngành này thu về đa số từ việc sản xuất hàng gia công để xuất khẩu. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, với ngành Dệt - may, các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ sức làm ra sản phẩm cao cấp.

Các hãng thời trang trung bình và cao cấp đều đã đặt hàng tại Việt Nam và trên thực tế, tất cả các công ty may Việt Nam đều đang hướng đến phân khúc thị trường trên trung bình để tránh đối đầu với hàng may giá rẻ từ Trung Quốc. “Vì thế, sự xuất hiện của nhãn hàng lớn như Zara có thể nhìn nhận cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp nội” - TS. Phong nhấn mạnh.

Nhận định của chuyên gia kinh tế là vậy, nhưng để “trụ vững” và phát triển ngay trên sân chơi của mình cũng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bằng chứng cho thấy, những năm qua ngành dệt - may luôn xếp tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu, song có đến trên 60% là gia công cho phía nước ngoài, nên giá trị gia tăng thu về không cao, thị trường nội địa vì thế cũng bị “ngủ đông”.

Không những thế, một số doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thị trường trong nước thì lại đang đứng trước nghịch lý: Những sản phẩm uy tín thì giá lại quá cao (từ 700 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/áo sơ mi nam), khách hàng bình dân không với tới được.

Còn những sản phẩm có giá thành tương đối (từ 250 - 300 nghìn đồng/áo sơ mi nam) thì nếu gắn mác thương hiệu bằng tên tiếng Việt lại không bán được, đành nhượng quyền thương hiệu của các hãng nước ngoài để bán (sản phẩm áo nam mang thương hiệu Novetly của May Nhà Bè là ví dụ điển hình).

Không những thế, do thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu, cộng thêm trình độ thiết kế hàng thời trang của các doanh nghiệp dệt - may trong nước còn hạn chế dẫn đến các sản phẩm dệt -may của Việt Nam chưa thật sự phong phú như sản phẩm cùng loại của các hãng thời trang lớn của nước ngoài.

Do đó, từ sự kiện Zara chính thức xâm nhập thị trường Việt Nam câu hỏi đặt ra với ngành Dệt - may là tiếp tục đổi mới để phát triển hay thêm một lần “chấp nhận” làm gia công cho các đối tác nước ngoài để bán sản phẩm của họ trên sân nhà mình?

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12), tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, phát hành tín phiếu để hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất tháng. Giá vàng trong nước cũng theo đà lao dốc, đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng. Qua đó cho thấy thị trường vàng đang dần bớt “nóng” và ổn định hơn.
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

(LĐTĐ) Chiều nay (19/12), giá vàng tại thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng vào sáng nay khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bóng gió về khả năng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm tới.
Xem thêm
Phiên bản di động