Băn khoăn với quy định phạt tù nếu sa thải người lao động trái luật
Nâng cao công tác phòng ngừa TNLĐ | |
Công nhân khốn đốn vì chủ doanh nghiệp “bặt vô âm tín” |
Mức xử phạt rất nặng
Theo Điều 162 của Bộ Luật Hình sự năm 2015: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi để cho NLĐ bị thôi việc không có lý do chính đáng, bị sa thải đột xuất hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, cụ thể với các trường hợp sau: Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; sa thải trái pháp luật đối với NLĐ; cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ, công chức, viên chức phải thôi việc. Ngoài ra, người sử dụng lao động nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, cụ thể: Sa thải đối với phụ nữ mà biết là có thai; người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị sa thải tự sát… thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm. Ngoài hình phạt trên, Luật còn quy định người sử dụng lao động nếu phạm các tội trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.
Người lao động vẫn còn nhiều băn khoăn trước quy định của luật. |
Có thể nói với việc quy định trên, theo đánh giá của các chuyên gia, bản thân Luật đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của hàng triệu NLĐ, công chức, viên chức khi thời gian qua có không ít chủ sử dụng lao động lợi dụng quyền của mình để buộc thôi việc NLĐ một cách vô lối.
Người sử dụng lao động kêu trời
Còn hơn một tháng nữa Luật bắt đầu có hiệu lực, nhưng cả chủ doanh nghiệp và NLĐ hiện vẫn còn nhiều băn khoăn. Phía chủ sử dụng lao động cho rằng Luật quá ưu tiên NLĐ vô tình để NLĐ dựa vào đó sao nhãng các quy định của cơ quan, đơn vị đề ra. Bà Trần Thị Hoài - Giám đốc Cty TNHH Bao bì Hương Sen - chia sẻ: “Thông thường, với những công ty tư nhân như chúng tôi, ít khi có trường hợp ép NLĐ phải nghỉ việc vì thuê được nhân công rất khó, lại mất thời gian đào tạo. Đó là chưa kể mỗi năm có hàng chục công nhân ‘nhảy việc” gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động của công ty.
Nghe qua, có vẻ Luật chỉ đề cập tới những hình phạt dành cho phía chủ sử dụng lao động là nhiều, nhưng với NLĐ nghỉ việc trái luật, liệu có phạt được họ?”. Đồng tình với cách đặt vấn đề trên, ông Giáp Cương - đại diện Cty Cổ phần và Phát triển Thương mại Hoàng Cầu - cho rằng, bản thân các nhà làm luật cũng cần xem xét kỹ, không ít NLĐ bây giờ cũng hay tìm cách lách luật, có nhiều cách trốn tránh nhiệm vụ mà không để bị sa thải dẫn đến thiệt hại cho bên sử dụng lao động. “Còn thực tế, người làm được việc không lý gì chúng tôi sa thải, nhưng với những người năng suất lao động kém, ý thức tồi, hỏi có tuyển dụng được không? Thế nên cũng phải có những quy định về xử phạt đối với NLĐ” - ông Cương phản ánh.
Ngoài ra, các đơn vị sử dụng lao động cũng tỏ ra băn khoăn. Ví như quy định đối tượng bị truy tố là người đại diện đơn vị hay người trực tiếp phụ trách về nhân sự của đơn vị cho NLĐ thôi việc? Vì đôi khi người quản lý và người ký đơn không phải là một. Bên cạnh đó, các chủ sử dụng lao động cũng muốn làm rõ quyết định buộc thôi việc trái pháp luật và sa thải trái pháp luật là gì? Thực tế nhiều khi NLĐ có thể bị sa thải, nhưng không rơi vào các trường hợp được quy định trong Luật này.
Người lao động... mừng mà lo
Nếu như bên sử dụng lao động đang kêu trời với quyết định mới thì phía NLĐ - đối tượng chính của Luật cũng xôn xao không kém. “Đuổi việc thì có bao giờ là vô cớ đâu, lúc nào nhà quản lý chẳng nghĩ ra được một cái lý do nào đó. Dù bức xúc thì cũng chẳng giải quyết được gì. Cũng chỉ như “con kiến đi kiện củ khoai”, lấy được tiền, đẩy được người ta vào tù không dễ. Tôi chứng kiến nhiều rồi, nhất là dân công chức, nhiều khi ngậm đắng nuốt cay xách hồ sơ đi vì không chịu được áp lực” - anh Đình Hưng nhân viên một công ty thuộc ngành Năng lượng tâm sự. Không những thế, đa phần NLĐ cho rằng, sẽ rất khó khăn với việc chứng minh bằng chứng buộc thôi việc, vì thực tế nhiều trường hợp nhà quản lý sử dụng các hành động bóng gió, giao công việc khó khăn tạo áp lực buộc họ nhiều lần không hoàn thành và không chịu được mà nghỉ việc. Chưa kể tới, với những công nhân trình độ nhận thức còn chưa cao, nhiều trường hợp bị áp bức, nhưng không biết tìm ai kêu cứu, lại ngại kiện tụng, nếu bị đuổi việc, họ cũng đành im lặng đi tìm việc khác. Từ đó, NLĐ mong muốn Luật phân chia từng trường hợp cụ thể, chỉ rõ những quy trình pháp lý cần làm khi khiếu kiện.
Mặt khác, theo nhiều NLĐ, Luật cũng cần làm rõ hơn thế nào là "lâm vào tình trạng khó khăn", đặc biệt với hậu quả "dẫn đến đình công"; vậy đình công trong trường hợp này là đình công hợp pháp hay trái pháp luật?. Giả sử việc người sử dụng lao động sa thải, dẫn đến nhiều công nhân nghỉ việc, nhưng là tự phát, chứ không có tổ chức, không do Công đoàn lãnh đạo, thì có được coi là hậu quả "dẫn đến đình công" hay không? Bởi thế, ranh giới giữa người có tội và người không tội rất mong manh, với NLĐ, vốn dĩ đã là bên yếu thế, khi gặp áp bức, thường chỉ nghĩ tới chuyện chịu đựng. Đã có không ít những trường hợp, NLĐ có năng lực, nhưng vì gặp tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, bị thuyên chuyển từ làm văn phòng xuống làm lao động chân tay là ví dụ. Vì vậy. để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên cũng như để Luật thực sự đi vào cuộc sống, chủ sử dụng lao động và NLĐ mong rằng các cơ quan thực thi luật phải công tâm và mềm dẻo trong quá trình áp dụng. Trước hết, cần ban hành sớm nghị định hướng dẫn Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33