Bài hát chủ đề "Tây du ký" ra đời thế nào

Giai điệu "Xin hỏi đường ở nơi nào" ban đầu được ghi trên vỏ bao thuốc lá, khi nhạc sĩ đang đi trên phố và nghe thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống.
Cha đẻ của 'Tôn Ngộ Không' qua đời

Xin hỏi đường ở nơi nào ra đời cách đây 30 năm và được xếp vào hàng ca khúc nhạc phim tiếng Hoa nổi tiếng nhất mọi thời. Đến nay, bài hát này vẫn được nhiều ca sĩ gạo cội thể hiện trong các buổi trình diễn hoặc được chọn làm nhạc nền tại sự kiện. Năm 2001, tác phẩm dẫn đầu trong một cuộc bình chọn ca khúc được người Hoa yêu thích nhất.

Xin hỏi đường ở nơi nào do Hứa Kính Thanh sáng tác nhạc, Diêm Túc viết lời. Ca từ không dài nhưng chứa đựng nội dung phong phú, vừa ca tụng sự dũng cảm trừ yêu diệt tà của Tôn Ngộ Không vừa khắc họa tinh thần vượt khó của bốn thầy trò Đường Tăng. Trong cuốn sách Xin hỏi đường ở nơi nào (Nhà xuất bản Văn Nghệ Giang Tô, 2012), đạo diễn Dương Khiết cho biết bà đặc biệt thích câu "Bao mùa xuân hạ thu đông, bao hồi cay đắng ngọt bùi, xin hỏi đường ở nơi nào, đường ngay dưới chân thôi".

Bài hát chủ đề
Bản nhạc "Xin hỏi đường ở nơi nào".

Giai điệu Xin hỏi đường ở nơi nào đến từ những hình ảnh rất bình dị trong cuộc sống. Một hôm khi đang ngồi trong phòng suy nghĩ nên sáng tác như thế nào, Hứa Kính Thanh nhìn ra bên ngoài thấy một người làm thuê đang ăn cơm hộp. Ăn xong, anh vừa ngân nga hát vừa gõ lên chiếc hộp. Cảm hứng khúc dạo đầu bài hát đến từ đó.

Một lần khác, khi đang đi trên phố, Hứa Kính Thanh nhìn thấy rất nhiều sạp hàng bên ngoài Vườn bách thú. Tiếng rao bán vang lên khắp nơi. "Nhìn thấy bao người bôn ba vì cuộc sống, lòng tôi bỗng dậy lên rất nhiều cảm xúc. Điệu nhạc vang lên trong đầu". Lúc đó không mang giấy bút, Hứa Kính Thanh bèn xé bao thuốc lá cất trong túi, chạy đi mượn một cây bút chì và viết những nốt nhạc trên vỏ bao thuốc lá.

Nhạc sĩ họ Hứa sử dụng âm thanh điện tử, guiar, trống điện tử cho ca khúc của mình. "Trước tôi, hầu như chưa có ai dùng nhạc điện tử trong phim truyền hình Trung Quốc", nhạc sĩ nói.

Bài hát chủ đề
Đạo diễn Dương Khiết và nhạc sĩ Hứa Kính Thanh.

Sáng tác ca khúc là cảm hứng, tài năng của nhạc sĩ còn được chọn làm nhạc phim hay không là câu chuyện về tầm nhìn cũng như sự quyết liệt của đạo diễn.

Lúc mới ra đời, Xin hỏi đường ở nơi nào bị báo chí chê không phù hợp. Cấp trên của Dương Khiết cũng đưa ra những ý kiến rất khắc nghiệt. Các chuyên gia âm nhạc bấy giờ cho rằng bài hát chủ đề quá "Tây", nhất là việc sử dụng âm thanh điện tử. Họ nhận xét thứ âm nhạc này không thể dùng cho danh tác cổ điển. Những phản hồi này làm nhạc sĩ họ Hứa vô cùng thất vọng, ông ngỡ mối hợp tác với đạo diễn đã chết yểu.

Thực tế không diễn ra như thế. Trong cuốn sách của mình, đạo diễn Dương Khiết viết bà không thể không suy nghĩ về góp ý của cấp trên song với vai trò đạo diễn, bà cần có chủ kiến chứ không thể làm việc theo kiểu "đẽo cày giữa đường". Nữ đạo diễn cho rằng bà đã mất nhiều thời gian, công sức để tìm được bản nhạc chủ đề ưng ý và quyết không thay đổi, trừ khi tìm được bản ưng ý hơn.

Vì thế, Dương Khiết viết một bức thư cho cấp trên với lời lẽ kiên quyết: "Tôi nghĩ vấn đề của nhạc phim không nằm ở chỗ quê mùa hay Tây hóa. Tây du ký là phim thần thoại, không bị hạn chế bởi yếu tố thời đại hay khu vực. Trong phim có Ngọc Hoàng trên trời, Diêm Vương dưới đất, Long Vương dưới biển... Họ là người của thời đại nào?... Còn nữa, thế giới thần tiên kỳ diệu trên trời dưới bể là của khu vực nào? Bắt nhạc Tây du ký phải mang hơi thở thời đại, địa danh, chẳng phải là sự thiếu hiểu biết với câu chuyện thần thoại? Thế giới của Tây du ký vô cùng khoáng đạt, trí tưởng tượng của chúng ta cũng nên phong phú bay bổng. Nếu chỉ dùng các nhạc cụ truyền thống chẳng phải quá đơn điệu sao?".

Bài hát chủ đề
Thầy trò Đường Tăng trong "Tây du ký".

"Tôi không đồng ý thay ca khúc chủ đề, vì bài hát của Hứa Kính Thanh phóng khoáng, réo rắt và mới mẻ. Anh ấy không nổi tiếng nhưng có hề gì, tôi không cần danh tiếng của anh ấy mà cần ca khúc", bà viết thêm.

Sau đó Dương Khiết nhấn mạnh với cấp trên rằng bà là đạo diễn của Tây du ký và phải chịu trách nhiệm về nghệ thuật của tác phẩm. Bà yêu cầu vị này không can dự vào công việc của bà. Nhờ sự quyết liệt đó, Xin hỏi đường ở nơi nào (Tưởng Đại Vi thể hiện) trở thành ca khúc xuyên suốt tác phẩm, cũng là bài hát vang lên trên trường quay Tây du ký, khích lệ tinh thần của đoàn làm phim trong thời kỳ thiếu thốn.

VnExpress.net

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động