Bài 4: Thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây

(LĐTĐ) Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hóa Đông-Tây. Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. 
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

PV: Thưa ông, nét thanh cao trong gia đình của người Hà Nội có sự chuyển biến không?

Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Tôi muốn gọi đó là sự tiếp biến văn hóa. Như ta đã biết, Pháp chiếm Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ 19 và đã cải cách giáo dục, thành thị hoá Hà Nội... theo kiểu châu Âu.

Cho nên vào những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì đã xảy ra hiện tượng mà xã hội học gọi là tiếp biến văn hóa. Hiện tượng này mới xuất hiện trong xã hội học phương Tây vào khoảng nửa sau thế kỷ 20.

bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay
Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, văn hóa gia đình thời hiện đại nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây. (Ảnh minh hoạ).

Tiếp biến văn hoá có nghĩa là khi 2 nền văn hóa của dân tộc khác gặp gỡ nhau thì dễ dàng chịu ảnh hưởng của nhau, có thể mất đi một số yếu tố của mình nhưng du nhập một số yếu tố của đối phương.

Đó là nói về những dân tộc có văn hoá tương đối vững chắc và lâu dài như ta đã từng du nhập văn hoá Trung Quốc, văn hoá Pháp… và từ sau năm 1975 là văn hoá toàn cầu. Thời kỳ 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ mới chỉ là thời kỳ quốc tế hoá.

Việt Nam khác các nước châu Phi vì ta có một nền văn hóa bản địa (văn hóa Việt vững chắc) nên qua mấy lần tiếp biến văn hóa với Trung Quốc và Pháp, quốc tế (một số nước tư bản) và toàn cầu hóa ta vẫn giữ được bản sắc chứ không mất đi như hiện tượng ở một số nước châu Phi.

Vậy hiện tượng tiếp biến văn hóa đối với gia đình Hà Nội là thế nào, thưa ông?

Hà Nội ảnh hưởng văn hóa phương Tây thời Pháp thuộc sâu đậm bắt đầu từ những năm 20-30 của thế kỷ 20. Khi chữ quốc ngữ phổ biến và tiếng Pháp cũng được nhiều người sử dụng ở Hà Nội thì Tây hoá ngày càng rõ rệt. Ví dụ việc đa thê, lập gia đình sớm thể hiện trong truyền thống cộng đồng của người Việt mất dần.

Còn một số phong tục tập quán thể hiện thanh lịch cổ truyền cũng biến mất và bị thay thế bằng những yếu tố phương Tây như nhuộm răng đen dần dần ở Hà Nội thay thế bằng để răng trắng.

Vì ngày xưa các cụ cho là răng trắng là răng của đầu lâu (người chết). Đó là sự khác nhau về quan niệm cái đẹp – răng đen mới đẹp. Mới đầu, me Tây, gái giang hồ mới cạo răng trắng còn con nhà tử tế, có giáo dục không bao giờ để răng trắng.

Một tiếp biến văn hóa khác là áo dài. Năm 1925, Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để đào tạo hoạ sỹ. Bài học đầu tiên là vẽ thân thể người. Khi đó, sinh viên Việt Nam mới thấy được cái đẹp của thân thể con người và đã cải cách áo dài cổ, áo tứ thân tạo thành áo dài Lemur do hoạ sỹ Cát Tường cách tân bấy giờ. Áo dài tân thời khác áo tứ thân ở chỗ, áo tứ thân như hộp tròn che giấu những nét cong gợi cảm của thân thế phụ nữ, đây được coi là hiện tượng tiếp biến văn hóa trong trang phục.

Thời kỳ này, Pháp sử dụng chữ quốc ngữ rộng rãi với mục đích cai trị dễ hơn. Những nhà yêu nước tìm cách phổ biến chữ quốc ngữ với mục đích dùng làm công cụ đấu tranh chống thực dân. Lúc này các gia đình ở Hà Nội khuyến khích con cái đi học chữ quốc ngữ nhiều hơn.

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, với sự phát triển của chữ quốc ngữ đã mở đường cho phong trào Thơ mới với những cá tính sáng tác độc đáo, khẳng định cái "tôi, đòi hỏi quyền lợi cá nhân và sự tự do cho dân tộc. Đa số những nhà văn thuộc phong trào Thơ mới đã theo cách mạng.

Kết quả là, gia đình truyền thống ở Hà Nội đã có hơi hướng của gia đình hiện đại với sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ được học hành, làm chủ gia đình, kinh tế. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khi đàn ông ra mặt trận, đàn bà ở lại gánh vác kinh tế gia đình và đóng góp vào kháng chiến, huy động đi dân công. Ví dụ rõ nhất là đóng góp của phụ nữ trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi phụ nữ đi tải gạo, súng đạn, đào đường…

Thưa ông, vậy thời hậu chiến và hiện đại thì những gia đình ở Thủ đô có sự thay đổi ra sao?

Từ sau năm 75, ta mất một chục năm tập trung kinh tế nông nghiệp, xã hội hóa nông thôn một cách máy móc nên kinh tế các gia đình cực kỳ nghèo. Bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới (1986) ta mới áp dụng chính sách đổi mới, giao việc sản xuất, chịu trách nhiệm cho từng gia đình thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, kinh tế gia đình có sự chuyển dịch.

Người dân được khuyến khích làm giàu và thành lập các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, không ít gia đình trở nên giàu có và xã hội dần dần hình thành một bên là số gia đình giàu, một bên là gia đình rất nghèo, ở giữa là một số gia đình trung lưu, khá giả.

Đồng thời, với sự hình thành của toàn cầu hóa, sự chia rẽ thành phần giai cấp cũng gây những biến đổi về mặt tâm lý xã hội. Ví dụ như trong gia đình giai cấp trung lưu mới, phụ nữ được học hành như ở Hà Nội đã tự khẳng định giá trị, không chịu lép vế như trước và con số ly dị không ngừng tăng.

Việc lập gia đình muộn đối với một số phụ nữ có vị trí xã hội cao đang có xu hướng tăng và thậm chí họ còn không muốn lấy chồng. Còn ở nông thôn dẫn đến hiện tượng nam giới bỏ vợ cũng tăng.

Nhưng nói chung gia đình ở Hà Nội với tục thờ cúng tổ tiên vẫn là một yếu tố giữ cân bằng cho xã hội và đóng góp vào sự tiến chuyển lành mạnh của xã hội. Hầu như, gia đình nào cũng có bàn thờ cúng tổ tiên và lễ Tết nào cũng họp mặt. Những ngày cuối tuần, nhiều gia đình có cuộc họp mặt ăn chung với đại gia đình lớn để tăng sự gắn bó.

Hằng năm, có cuộc họp các gia đình của một dòng họ. Như dòng họ Nguyễn của tôi qua 30 năm chiến tranh và phân chia Nam Bắc, nhiều gia đình vào Nam thì từ những năm 90, cứ đến sau Tết lại có một cuộc tế tổ tập hợp các gia đình trong cả nước. Đây là dịp để con cháu trong các gia đình ôn lại truyền thống dòng họ, nhắc nhở và gắn kết nhau cùng đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.

Còn vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay thì tôi nghĩ nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông-Tây. Đó là, thực hiện sự tôn trọng cá nhân của gia đình phương Tây những vẫn giữ lễ độ cần thiết giữa ông bà, cha mẹ và coi cái.

Tôi cho rằng, giới trẻ ngày nay không nên bắt chước giới trẻ phương Tây đủ 18 tuổi là tự do, phóng khoáng, được quyền làm những gì mình thích mà không có khuôn khổ. Thậm chí, không ở chung với bố mẹ mà ở riêng và hoàn toàn tự do cá nhân.

Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. Đặc biệt, những nề nếp, gia phong, ông bà tổ tiên đã để lại thì nên giữ gìn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân đang tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn; “Tặng sách hay - mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động