Bạo lực học đường: Đường đến và lối thoát

Bài 1: Khi phụ huynh gieo bạo lực đến trường

Chưa bao giờ, bạo lực học đường lại diễn ra nhiều  như thời gian qua. Nó không chỉ gia tăng về số lượng mà còn cả về tính chất phức tạp cũng như có xu hướng “trẻ hóa độ tuổi”. Thực trạng đáng báo động đó khiến dư luận phải tự hỏi: Con đường nào dẫn đến vấn nạn này và đâu là lối thoát để “sạch hóa” môi trường học đường?
bai 1 khi phu huynh gieo bao luc den truong Hạn chế tối đa bạo lực học đường
bai 1 khi phu huynh gieo bao luc den truong Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Kết quả một nghiên cứu trong 2 năm qua tại các trường học của tổ chức Plan International đã chỉ ra rằng, có sự liên quan giữa việc chứng kiến bạo lực trong gia đình với việc bạo lực thể chất của học sinh ở trường. Trong đó, trẻ nhỏ thường xuyên chứng kiến cha mẹ đánh đập nhau sẽ có khả năng bạo lực gấp 3 lần so với trẻ ít hoặc không phải chứng kiến tình trạng đó.

Từ học và làm theo người lớn

Theo một báo cáo nghiên cứu của Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp tổ chức Plan International (tiến hành từ 2014-2016) cho thấy, mỗi năm cả nước xảy ra 1.600 vụ học sinh đánh nhau (tương đương mỗi ngày có 5 vụ). Đây thực sự là con số biết nói. Điều này phần nào minh chứng cho hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội những clip quay cảnh học sinh đánh học sinh khiến dư luận không khỏi bức xúc.

bai 1 khi phu huynh gieo bao luc den truong
Bạo lực học đường là một vấn đề bức xúc với dư luận. Vụ việc 5 em học sinh đánh 1 nam sinh vì không đưa tiền ăn sáng. ảnh: Internet

Vẫn mang trên mình chiếc áo trắng đồng phục, nhưng không ít học sinh dù tuổi còn nhỏ nhưng đánh dằn mặt bạn bè không khác gì hành xử của dân anh chị ngoài xã hội.Không chỉ có học sinh THPT đánh nhau, giờ học sinh THCS, đôi khi là lớp 4, lớp 5 cũng “hòa vào trận chiến”.

Chúng đánh nhau từ những lí do nhỏ nhặt nhất, từ chuyện nhìn đểu, liếc xéo cho đến chuyện che bài, mách cô…Hay có những em học sinh, vì xinh xắn hơn một chút cũng trở thành bia đỡ đạn, hứng chịu những lời miệt thị, những áp lực về tinh thần. Điển hình như vụ việc đau lòng xảy ra tại trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội) vào cuối năm 2013.Hai học sinh lớp 12 đã cắt ghép ảnh bạn mình thành một tấm hình khỏa thân đưa lên mạng. Sau đó, nữ sinh bị gán ảnh này đã uống thuốc cỏ tự sát.

Đi xa hơn những lí do lãng xẹt, bạo lực học đường còn là hệ quả của tệ nạn xã hội len lỏi vào môi trường học trường. Cuối năm 2016, tại huyện Kinh Môn (Hải Dương) xảy ra vụ việc, 5 em học sinh đánh 1 nam sinh khiến em này khóc lóc van xin chỉ vì nạn nhân không nộp “tô” 5.000 đồng tiền ăn sáng/ ngày cho nhóm học sinh đánh mình. Những em học sinh ngoan ngoãn bị dồn vào thế yếu, nhịn từng bữa ăn sáng để có tiền nộp cho những học sinh hư, còn nếu không nộp tiền đồng nghĩa với việc bị đánh.

Qua quá trình điều tra sau mỗi vụ bạo lực học đường, phần lớn các em học sinh sử dụng bạo lực với bạn đều có hoàn cảnh gia đình phức tạp. Hoặc là chúng phải sống, chứng kiến việc bạo lực, hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực. Điển hình như vụ việc, nữ sinh trường THCS H.V (Đống Đa, Hà Nội) giờ ra chơi kéo một bạn nữ khác ra chỗ vắng người để chửi, đánh mà không vì bất cứ lí do gì.

Trong biên bản hòa giải phụ huynh, được biết, em học sinh đánh bạn có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn, bản thân bị bệnh tim và nhiều lần muốn nghỉ học. Vì những áp lực cuộc sống, chịu thiệt thòi từ hoàn cảnh gia đình đã sinh ra cho các em những ức chế.Những bức xúc dồn nén không biết xả đi đâu, chúng không biết bày tỏ với ai, từ đó, chúng ép mình “đổ” lên đầu những người bạn học.

Theo chuyên gia tâm lý – xã hội có nhận định, với những hành vi bạo lực của trẻ nhỏ đều có sự phản chiếu bởi những thứ chúng nhìn thấy, chứng kiến được. Đôi khi, bạo lực là cách giải tỏa áp lực (chẳng khác gì người lớn)

Cần lắm những “tế bào” gia đình

Chưa dừng tại đó, bạo lực học đường ngày nay còn chứng kiến cảnh thầy đánh trò ngay trong lớp học mà nhiều vụ khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ngoài xuất phát từ sự yếu kém trong đạo đức nghề nghiệp của nhiều giáo viên, trong nhiều trường hợp còn là sự biện minh của các thầy cô là do áp lực công việc, nghề nghiệp. Thầy – trò đánh thâm tím chân tay chỉ vì trò lỡ nghịch làm gẫy bàn ghế hay cô giáo đánh học sinh tím mắt vì viết chính tả sai… không còn là chuyện hiếm. Trong môi trường mô phạm, chỉ vì những lí do nhỏ nhặt, thầy cô sử dụng bạo lực bào chữa cho những áp lực từ cuộc sống, công việc.

“Khi phụ huynh giơ tay tát giáo viên, đứa trẻ là người chịu thiệt thòi nhất. Trong mắt trẻ con, cha mẹ và thầy cô là hai thế giới rất lung linh và trân quý. Họ cũng là những chiếc “phao cứu sinh” của chúng.

Ở nhà trẻ gặp vấn đề gì đều sẽ gọi bố mẹ, ở trường thì sẽ cầu cứu thầy cô, vậy mà, hai thế giới tươi đẹp ấy lại đang gây chiến. Đứa trẻ sẽ có cảm giác sụp đổ, đơn độc, thất vọng.Không kể bị những ánh nhìn thiếu thiện cảm từ những người xung quanh về hành động của bố mẹ mình”, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm chia sẻ.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh sẵn sàng đưa bạo lực đến nhà trường, nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng bạo lực với bạn học của con mình, gọi người nhà, côn đồ đến trường đánh đập giáo viên, phụ huynh khác như vụ phụ huynh tát giáo viên đến nhập viện ở Hải Phòng mới đây hay phụ huynh cùng người nhà hành hung hiệu trưởng “rách mặt” tại Nghệ An... Cụ thể, ngày 28/9, tại Hải Phòng, vì biết giáo viên lấy thước kẻ đánh con mình, phụ huynh, bà nội học sinh đã cùng côn đồ xông vào lớp tát, rút dép đánh cô giáo. Vụ việc khiến cô giáo phải nhập viện.

Chỉ vì bênh con, khó chịu trước sự bất công trong đối xử với con mình, nhiều phụ huynh đem “cái đấm” tới trường nói chuyện. Sự bênh con thái quá, cái tát của phụ huynh với giáo viên đã lật đổ đi văn hóa “tôn sư trọng đạo” mà bao năm qua người Việt kính trọng. “Chưa bao giờ, giáo dục lại sòng phẳng đến vậy”- TS Vũ Thu Hương (giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận định. Đằng sau mỗi trận đánh học đường là một câu chuyện, một nguyên nhân khác nhau mà chẳng cái nào giống cái nào.Với trẻ nhỏ, bất kể một lí do nào, chúng luôn có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Vấn đề mà dư luận quan tâm, tại sao những người làm cha, làm mẹ ấy lại đánh đập những bạn bè của con, thầy cô ở trường chỉ để bênh vực cho con trong khi đáng ra họ có thể nhiều cách xử sự tốt hơn? Chị Mai Thị Bưởi, Quản lý chương trình trẻ em Trung tâm CASGA chia sẻ: “Các em không biết rằng mình sẽ ứng xử như thế nào khi có mâu thuẫn với bạn bè. Khi các em phạm lỗi thì thông thường sẽ bị người lớn xử phạt bằng cách đánh, mắng... Vô tình, cách ứng xử của người lớn như thế khiến cho các bạn tưởng rằng đó là cách giải quyết vấn đề”.

Gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình tốt (cử xử có văn hóa, dạy dỗ con biết làm người tử tế..) sẽ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp lên. Bởi thế, để sạch hóa môi trường học đường, ngoài cái gốc là đức, cách hành xử của thầy cô, vấn đề không kém phần quan trọng là nâng cao văn hóa “hành xử” trong mỗi tổ ấm gia đình. Nếu nhìn vào những hiện tượng bạo lực học đường thời gian qua mà chúng ta cứ đổ lỗi cho nhà trường, xã hội về những trận dằn mặt của trẻ, mà đâu biết rằng ngay chính chiếc “tổ” của chúng không thể “ấm”.

Kim Thoa – Hồng Hải

Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động