Bác Hồ và những ngày tết đáng nhớ tại Hà Nội

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần đón xuân cùng nhân dân Hà Nội. Trong những ngày tết cổ truyền, hòa trong dòng người đi hái lộc, du xuân, Bác đến xông nhà, chúc phúc đầu xuân, mang may mắn đến cho các gia đình, nhất là những gia đình nghèo và công nhân lao động còn gặp nhiều khó khăn.

Trong cái Tết độc lập đầu tiên (Tết Bính Tuất năm 1946), vào đêm giao thừa, Bác đến thăm một số gia đình lao động nghèo và một số nhân sỹ trí thức ở Hà Nội. Sau đó, Bác cải trang như người dân thường đến đền Ngọc Sơn, hòa trong niềm hân hoan của nhân dân đón chào khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. 

Chính trong cuộc "vi hành" đêm 30 Tết của mùa xuân độc lập đầu tiên đó, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô "Tết mà không có tết" ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo cáo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết. Kể từ mùa xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm trong cương vị Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo  cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc.

Tối 30 Tết  Đinh Dậu năm 1957, Bác đi thăm và đón Tết với gia đình anh Nguyễn Văn Tảo và 5 gia đình công nhân khác của Nhà máy Điện Yên Phụ tại khu lao động vừa được xây dựng trên bãi rác Nghĩa Dũng cũ.

Đêm giao thừa, cả khu lao động như trong ngày hội với hai niềm vui lớn: Được đón tết trong các căn hộ mới ở khu lao động do nhà máy xây, có đủ điện, nước sinh hoạt và được vinh dự đón Bác đến thăm. Bác chỉ vào nồi bánh chưng đang sôi của gia đình anh Tảo và hỏi cụ thể số lượng bánh, thịt mà từng hộ đã lo được trong tết này và cả những khó khăn về đời sống, việc làm.

Bác rất vui trước những cải thiện về đời sống, nhất là nhà ở của công nhân nhà máy và thân mật nhắc nhở mọi người: “Thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng thi đua làm việc và thực hành tiết kiệm”. Sáng mồng 1 Tết, Bác về thăm và chúc tết một số gia đình cơ sở cách mạng cũ ở thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là quận Tây Hồ, Hà Nội). Nói chuyện với nhân dân trong thôn, Bác chúc đồng bào đoàn kết, quân và dân thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sau đó Bác đến thăm và chúc tết một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô, căn dặn cán bộ, chiến sỹ phải thực hiện đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, luôn cảnh giác giữ gìn ý chí chiến đấu, tác phong và kỷ luật quân đội, tiết kiệm, giúp đỡ nhân dân, cố gắng học tập và rèn luyện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ảnh tư liệu

58159

Những ngày đầu xuân năm 1958 (Tết Mậu Tuất), Bác đến thăm và chúc tết một số cơ quan, đơn vị bộ đội tại Hà Nội. Tại Nhà máy cơ khí Hà Nội (nay là Nhà máy chế tạo công cụ số 1), sau khi đi thăm khu tập thể công nhân, Người yêu cầu các chi bộ Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên cần phải quan tâm cải thiện nhiều hơn nữa đời sống người lao động, phối hợp chặt chẽ vận động công nhân thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước.

Đến thăm khu Việt Nam học xá (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Bác nói với sinh viên “Học để mà hành, học để phục vụ nhân dân, không phải để làm quan, mà phải trau dồi cả đức, cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó.”

Tết Canh Tý năm 1960, Bác thăm Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất) và trồng cây đa tại công viên mở đầu phong trào Tết trồng cây do Bác phát động. Từ đó “Tết trồng cây” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hà Nội và cả nước trong những ngày đón xuân.

Đúng như lời khuyên dạy của Bác trong hai câu thơ: Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Tối 30 Tết Giáp Thìn năm 1964, Bác đến thăm và chúc tết cán bộ công nhân tại khu tập thể Cao - xà - lá; khu tập thể cán bộ miền Nam tập kết ở phố Phan Đình Phùng và một số gia đình ở Hà Nội. Sáng mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc tết Huyện ủy, ủy ban hành chính huyện Đông Anh; thăm và chúc tết cán bộ, công nhân trạm biến thế điện và hợp tác xã nông nghiệp Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh.

Bác khen câu khẩu hiệu bằng thơ ở trên đình làng: "Đón Xuân mở hội làm giàu/ Mừng Xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi”. Tết Ất Tỵ năm 1965, Bác tham gia Tết trồng cây với nhân dân hợp tác xã Phú Diễn, xã Trần Phú, huyện Từ Liêm. Bác chúc tết bà con xã viên và nhắc nhở hợp tác xã cần phải đẩy mạnh sản xuất và chỉ dẫn tỷ mỉ cách đào giếng nước, xây dựng công trình vệ sinh cho bà con nông dân. Mồng 1 Tết Bính Ngọ năm 1966, Bác đi thăm và chúc tết cán bộ chiến sỹ Đại đội 27, bộ đội công binh Quân khu 3. Bác khen ngợi đơn vị năm qua đã đạt được nhiều thành tích trong phục vụ chiến đấu, xây dựng các công trình quốc phòng, bắn rơi máy bay Mỹ và căn dặn bộ đội phải dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn để giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, đoàn kết tốt, giữ gìn vũ khí trang bị tốt, thực hành tiết kiệm.

Tết Đinh Mùi năm 1967, sáng mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc tết một số đơn vị bộ đội phòng không và không quân bảo vệ Thủ đô. Sau khi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ, Bác đến thăm Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (Đoàn Sao Đỏ). Bác khen ngợi thành tích của cán bộ chiến sỹ và căn dặn: “Các chú phải học tập rèn luyện hơn nữa.

Càng học tập, càng tiến bộ thì đánh địch càng giành thắng lợi”. Tết Kỷ Dậu năm 1969, là cái tết cuối cùng nhân dân Hà Nội được đón tết với Bác Hồ kính yêu. Ngày 30 Tết, Bác gửi tặng lẵng hoa cho một số cơ quan, đơn vị ở Hà Nội như khối 30 khu phố Đống Đa, Phân đội 5 Đoàn công an vũ trang bảo vệ Thủ đô. Sáng mồng 1 Tết, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng Phòng không không quân. Buổi trưa, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai xuân, trồng cây trên đồi của xã. Buổi chiều, Người và Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cơm nữ anh hùng Quân giải phóng miền Nam Tạ Thị Kiều.

Đã 46 năm qua, nhân dân cả nước và nhân dân Thủ đô không còn được Bác Hồ đến thăm và chúc tết. Mỗi mùa xuân về lòng ta lại nhớ Bác Hồ kính yêu. Nhớ Bác, học và làm theo lời Bác một cách thiết thực nhất chính là soi mình vào tấm gương sống giản dị, trung thực nhưng hết sức kiên cường của Bác và nhắc nhở nhau làm theo những lời căn dặn của Người.

Khang Thái

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động