Ba bộ cùng siết hàng rong
Người dân đang bị “ngâm” trong thùng thuốc độc
Chưa bao giờ câu chuyện về an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nóng như thời gian qua. Đặc biệt tình trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, kẽ hở trong công tác quản lí còn lỏng lẻo và chồng chéo đang khiến cuộc sống của người dân bị “đầu độc” hàng ngày.
Dạo qua thị trường hóa chất phụ gia thực phẩm ở các phố Nguyễn Khuyến, Hàng Hòm, Hàng Buồm... có thể thấy không loại thực phẩm gì bày bán trên thị trường là không có chất bảo quản, phụ gia.
Tại cửa hàng phụ gia thực phẩm trên phố Nguyễn Khuyến, không khó để người bán hàng giới thiệu về loại bột làm thịt tươi lâu, bề mặt dẻo, dính và có màu tươi hồng. Chỉ cần dùng loại loại bột trắng trắng có giá từ 20.000 đồng đến 80.000 đồng/kg để ướp thịt hoặc bôi lên bề mặt thịt thì thịt sẽ giữ được lâu. Đặc biệt là độ dẻo, dính thì có thể qua mặt được cả lực lượng thú y.
Chị bán hàng cho biết, ở cửa hàng này, loại nào cũng có, từ chất ướp thịt làm xúc xích, đến chất bảo quản làm thịt nguội sản phẩm có màu đẹp và lâu bị hỏng... hay hóa chất làm cho sợi bún, phở giòn, dai, lâu bị chua và làm trắng bún, bông sợi bún đều có. Giá cũng chỉ hơn 100.000 đồng/kg.
Để phục vụ mặt hàng nem chua trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất, tùy vào đa chất hay đơn chất mà có giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/gói nửa kg (Loại không nhãn mác chỉ giá giá khoảng 30.000 đồng/gói). Theo hướng dẫn của người bán, loại này phải trộn lẫn với thính hoặc thịt. Nếu sợ nem bị nhớt thì có loại riêng, còn nem chua bị mốc 2 đầu thì lại có 1 loại khác. Nếu cho các chất bảo quản này vào, nem sẽ ráo, màu đẹp và để được lâu. Riêng về các quán cafe thì chất phụ gia tạo ngọt, tạo hương liệu, chất bột tạo độ đậm đặc, sền sệt trong sinh tố thì nhiều vô kể.
Theo đại diện Cục Quản lí thị trường, Bộ Công thương, để kiểm soát tốt vấn đề hóa chất trong thực phẩm, các quốc gia trên thế giới luôn áp dụng hệ thống giải pháp đồng bộ. Ở nước ta, pháp luật về ATTP chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây và chủ yếu ở góc độ nhận thức, văn bản. Hiện chế tài xử lí vi phạm về ATVSTP ở Việt Nam chưa đủ sức răn đe, hầu hết mới chỉ dừng ở mức phạt hành chính. Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định các hành vi vi phạm ATVSTP, tuy nhiên muốn khởi tố, bắt đối tượng đầu độc người tiêu dùng thì cơ quan điều tra phải chứng minh được hành vi của họ gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, đa phần những chất độc được “độn” vào thực phẩm không tác dụng ngay mà sẽ ảnh hưởng lâu dài, gây các bệnh hiểm nghèo.
Hàng rong phải “đi thi”
Theo Thông tư liên tịch 13/2014 của Bộ Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 26-5, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh sẽ phải qua kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm, phải trả lời được 80% câu hỏi ở hai phần kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành mới được cấp xác nhận đủ kiến thức về an toàn thực phẩm.
Để đáp ứng một trong những điều kiện cần và đủ, được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở sẽ được mời đến chính quyền địa phương học kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn các doanh nghiệp có đông nhân viên thì giảng viên trực tiếp đến doanh nghiệp hướng dẫn về an toàn thực phẩm, rồi cấp xác nhận đã tập huấn kiến thức tập thể.
Với quy định tại Thông tư số 13/2014, sau một đợt triển khai, tập huấn xong thì phải có “bài thu hoạch” là hướng tới mục tiêu thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Nếu chưa đạt thì, chủ cơ sở kinh doanh phải học lại, thi lạ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng thẳng thắn thừa nhận, sẽ khó đảm bảo đủ 100% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm, nhưng phải phấn đấu đạt 70-80%. Đó là chưa kể hiệu quả của tập huấn kiến thức có thể rất hạn chế bởi hầu hết là cho các bà bán phở, xôi, cháo, chè, cơm bình dân...
Cũng theo quy định tại thông tư này, cả ba bộ Y tế, Công thương và Nông nghiệp sẽ “cát cứ” những lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm. Nhưng, chắc chắn sẽ khó tách bạch được những phần việc của mình và đương nhiên sẽ lại chồng chéo và giẫm chân nhau. Ví dụ, cùng là mặt hàng rượu thì rượu bổ do Bộ Y tế quản lý, rượu bia thông thường giao bộ Công Thương; hay cùng mặt hàng sữa thì sữa bổ sung vi chất là việc của Y tế, còn lại giao Công Thương quản lý.
Không thể phủ nhận trách nhiệm của Bộ Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc bảo vệ an toàn tính mạng của người dân nhưng nhiều người hoài nghi về tính khả thi của thông tư. Bởi chỉ riêng Hà Nội đã có tới 3 vạn cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố thì sức đâu mà tập huấn an toàn thực phẩm cho họ, mặt khác bao nhiêu người đủ trình độ để lấy được giấy xác nhận? Hơn nữa, vấn đề ATTP đâu chỉ ở trong mấy gánh hàng rong, mà thực chất mâm cơm ăn hàng ngày của người dân mới là đáng lo ngại khi gi gỉ gì gi cái gì cũng có hóa chất độc hại.
Mai Hương
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55