Ăn nho vừa làm đẹp vừa có lợi cho sức khoẻ
Nho có tác dụng trong việc làm đẹp
Xóa nếp nhăn
Nho giàu chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp duy trì một làn da luôn tươi trẻ. Thoa dầu từ hạt nho bán tại cửa hàng thực phẩm vào các vùng da dễ bị nhăn trước khi đi ngủ cũng phát huy tác dụng xóa nếp nhăn.
Làm trắng răng
Bạn không cần tẩy trắng răng bởi vì lượng axit malic được tìm thấy trong trái nho có tác dụng hạn chế quá trình đổi màu của răng và giảm các vết ố.
Cho bạn bàn tay đẹp
Nho có thể cải thiện tình trạng xước móng tay, bảo vệ lớp biểu bì mềm khi cắt sửa móng. Bạn có thể dùng 10 trái nho đỏ nghiền nát và trộn với hai muỗng canh đường cát, chà hợp chất giàu chất chống oxy hóa này và massage quanh móng tay, sau đó làm sạch với khăn ướt.
Giảm cân
Hấp thụ các sản phẩm từ nho kết hợp với chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giúp bạn cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới đây cho thấy kết hợp nho với sữa đậu nành có tác dụng giảm cân đáng kể, theo 2 cơ chế: đầu tiên nó làm giảm khoảng 150% khả năng hoạt động của tế bào chất béo, sau đó gây ra các phản ứng làm tan rã tế bào mỡ với tốc độ nhanh hơn bình thường đến 245%.
Ảnh: Fitnea. |
Ăn nho tốt cho hệ tiêu hoá
Táo bón
Nho rất có hiệu quả trong việc phòng chống chứng táo bón, do chứa các loại axit hữu cơ, đường và cellulose.
Nho làm giảm táo bón bằng cách tăng cường sức mạnh các cơ ở dạ dày và ruột non.
Nho cũng có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, có nghĩa là những chất xơ này vẫn còn nguyên vẹn khi đi qua hệ tiêu hóa. Lượng lớn chất xơ này sẽ thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân, do vậy, nho có thể khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy hoặc phân lỏng, thì không nên ăn nho. Chất xơ không hòa tan trong nho không có tác dụng hấp thu nước trong phân và nho thì lại không chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Khó tiêu
Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chứng khó tiêu. Nho là giảm sức nóng và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như làm giảm sự kích ứng ở dạ dày. Nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.
Ăn nho giúp thải độc
Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
Ăn nho tốt cho người bị bệnh tim mạch
Nho làm tăng lượng oxit nitric trong máu, giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Vì thế, nho là một cách hiệu quả để làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong nhó có thể ngăn chặn sự oxy hóa gây ra bởi cholesterol xấu LDL – loại cholesterol gây tắc mạch máu và là yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh của hệ thống tuần hoàn.
Nho còn chứa rất nhiều flavonoid – chất chống oxy hóa rất mạnh. Hai loại flavonoid chính có trong nho là resveratrol và quercetin. Hai chất này có tác dụng làm giảm các tác động tiêu cực của các gốc tự do và giảm tác dụng của cholesterol LDL lên các động mạch. Chúng còn có thể làm giảm số lượng các mảng bám thành mạch và lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi dòng máu.
Ăn nho tốt cho hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ
Nho không chỉ chứa nhiều flavonoid và các chất khoáng mà còn chứa rất nhiều vitamin. Nho có chứa lượng lớn vitamin C, K, và A, giúp tăng cường sức khỏe của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít bị ốm, ít bị cảm lạnh cũng như ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hơn.
Nho vừa là nguồn dinh dưỡng mạnh mẽ, vừa có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bức xạ trị liệu. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ăn nho như một liều thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị bức xạ ung thư.
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet |
Ăn nho màu sáng cung cấp sắt giúp giảm mệt mỏi khi bị thiếu máu
Thiếu máu là vấn đề rất nhiều người gặp phải và ăn nho có thể giúp duy trì sự cân bằng sắt và các chất khoáng trong cơ thể. Sắt là một chất khoáng rất cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể. Thiếu sắt có thể khiến bạn trở nên chậm chạp lờ đờ, tâm trí bạn cũng không hoạt động nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ có các loại nho màu sáng mới có chứa nhiều sắt, còn nho tối màu có thể không cung cấp đủ lượng sắt mà thậm chí còn có thể làm giảm lượng sắt của bạn. Uống nước nho có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, gần như ngay lập tức.
Ăn nho tốt cho thị lực
Nho có thể ngăn chặn việc suy giảm thị lực do lão hóa và thoái hóa điểm vàng. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Miami chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều nho có thể hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt và làm giảm các bệnh đe dọa thị lực liên quan đến võng mạc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 3 khẩu phần nho một ngày có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng đi khoảng 36%. Cả nho và rượu vang (làm từ nho) có thể làm giảm tình trạng suy giảm thị lực theo thời gian.
Ngoài ra các chế phẩm từ quả nho cũng rất có lợi cho sức khoẻ:
Rượu nho
Rượu vang đỏ chống ôxy hóa nhờ chất flavonoit Resveratrol. Nếu dùng rượu vang đỏ điều độ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch xuống 40%. Người uống rượu vang vừa phải (60ml/ngày) mắc bệnh tim ít hơn 30% so với người không uống, tăng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu. LDL, ít bị xơ vữa động mạch .
Vỏ quả nho
Vỏ của quả nho có khả năng kháng khuẩn. Trong vỏ quả nho có nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống ôxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy, khi ăn nho nên ăn cả vỏ.
Dầu hạt nho
Trong dầu hạt nho có nhiều axit linoleic làm tăng HDL giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày thì nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39 - 56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực, sau một thời gian dùng dầu hạt nho HDL sẽ tăng lên.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46