Ăn khoai tây theo cách nào để ngăn ung thư?
Nguy hại từ thực phẩm giàu tinh bột được chế biến ở nhiệt độ cao | |
Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách |
Nướng hay rán các thực phẩm giàu tinh bột có thể làm tăng nguy cơ ung thư. |
Một chiến dịch mới nhằm truyền thông tới mọi người cách “cắt giảm” nguy cơ ung thư qua việc lựa chọn các thực phẩm có màu vàng sáng, nâu sáng, hơn là màu vàng đậm, nâu đậm, khi rán, nướng lò hay nướng than…
Đặc biệt, những loại củ như khoai tây, khoai lang, củ cải đường, củ cải, củ cải vàng... đều chứa lượng chất Acrylamide (sinh ra do phản ứng giữa đường và axit amino asparagine có sẵn trong thực phẩm) rất cao, nhất là khi đem nướng, rán chúng thành màu vàng nâu, hay dạng giòn.
Nhiệt độ càng cao, nấu càng lâu sẽ càng làm tăng hàm lượng acrylamide nhiều hơn. Đặc biệt, khi rán cháy cạnh hay rán giòn, hợp chất này sẽ sinh ra nhiều nhất. Trong khi đó, luộc, hấp hay quay lò vi sóng lại sẽ ít tạo ra phản ứng bất lợi này.
Acrylamide có nồng độ cao trong nhóm thực phẩm bao gồm ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên, các sản phẩm khoai tây (các loại bánh quế, bánh khoai tây nhiều hình dáng), bánh bích-quy, bánh quy giòn, bánh mỳ giòn, khoai tây chiên giòn.
Các nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng nồng độ cao acrylamide có thể gây ra các nguy cơ đối với hệ thần kinh và kích thích ung thư phát triển. Còn các nghiên cứu trên người cũng đã chứng minh hợp chất này có khả năng gây ung thư. Theo đó, tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ gọi acrylamide là chất “có khả năng gây ung thư”, còn Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), tổ chức Y tế thế giới, gọi nó là “chất có thể sinh ung thư ở người”.
Do đó, trong chiến dịch mới này, FSA đã chỉ rõ các bước đơn giản để “cắt giảm” lượng acrylamide tiêu thụ. Đó là:
- Chỉ chiên nướng các thực phẩm giàu tinh bột đến khi có màu vàng sáng hay nâu sáng.
- Nấu theo hướng dẫn trên bao bì, tránh nấu quá lâu hay nấu ở nhiệt độ quá cao.
- Nên có chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
- Không nên cất khoai tây trong tủ lạnh vì sẽ làm tang lượng acrylamide. Thay vào đó, khoai tây sống nên được bảo quản trong chỗ tối, mát ở nhiệt độ khoảng 6C.
- Không nên tích trữ khoai tây lâu vì càng để lâu, lượng acrylamide càng nhiều.
- Cắt khoai tây dạng bổ múi cau sẽ giảm được tiếp xúc bề mặt khi nướng, rán, từ đó giảm được khả năng sản sinh acrylamide.
“Hãy làm bất cứ điều gì để giảm thiểu những rủi ro trong cuộc sống”, Steve Wearne, Giám đốc FSA, kêu gọi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38