Ẩn họa từ việc tự đắp lá lên vết thương
Khi bị rắn cắn, tuyệt đối không chích rạch vết thương | |
Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học đã có mặt tại Việt Nam | |
Phát hiện thi thể nhiều vết thương ở sông Hồng |
Vết thương gì cũng đắp lá
Thấy con bị sốt kèm theo mọc nhọt ở vùng mông trái, nghe thầy lang mách nước, mẹ cháu Vàng Quáng V. (18 tháng tuổi, ở Hà Giang) lấy kim thêu chọc vào nhọt cho vỡ, rồi lấy cây dọc mùng cùng một số loại lá khác giã ra đắp cho con. Thế nhưng không ngờ nhọt không đỡ mà ngày càng sưng to, cháu V. bị sốt cao, li bì. Gia đình vội đưa cháu V. đến bệnh viện tỉnh. Cháu được chẩn đoán áp-xe mông trái, sốc nhiễm khuẩn. Sau 3 ngày điều trị không đỡ, cháu V. được chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu V. bị nhiễm khuẩn huyết, theo dõi sốc nhiễm trùng. Sau khi làm các xét nghiệm, cháu được chống sốc, dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch, truyền máu và rạch dẫn lưu mủ ở vùng mông do áp-xe tại khoa Điều trị tích cực. Ba ngày sau, da vùng mông và đùi trái của cháu tiếp tục hoại tử, các bác sĩ đã chỉ định mổ cắt lọc tổ chức hoại tử này.
Cháu V đang được điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương |
Theo Ths. Bs Hoàng Hải Đức, phó trưởng khoa Chỉnh hình, bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi mổ lần đầu, tổ chức mép vết thương của bệnh nhi vẫn tiếp tục hoại tử, các bác sĩ phải cắt lần hai, điều trị kháng sinh và thay băng hàng ngày. Đây là một trường hợp khá phức tạp, do bệnh nhân được gia đình đắp một số loại lá không rõ nguồn gốc gây ra tình trạng viêm nhiễm lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng máu, gây hoại tử da trên diện rộng và các tổ chức phần mềm. Tuy đã phẫu thuật hai lần nhưng hiện vết mổ của bệnh nhân vẫn còn thiếu da, các bác sĩ tiếp tục chăm sóc, điều trị kháng sinh, chống nhiễm trùng, đợi khi thích hợp sẽ tiếp tục tiến hành ghép da cho bệnh nhi.
Cũng là trường hợp nghe thầy lang đắp lá cây lên vết thương, bác Nguyễn Minh T., 40 tuổi, quê Thanh Oai, bị ngã gãy tay, sau khi điều trị đắp lá cây tại nhà “thầy lang” kết quả tay không những không liền mà bác T. suýt nữa mất đi cánh tay trái.
ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông, cho biết, bác T. đến cấp cứu trong tình trạng toàn bộ cánh tay trái thâm tím và khô lại. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm thì thấy phần da bên ngoài và phần thịt, cơ bên trong đã hoại tử, rất may là chưa hoại tử phần xương. Chúng tôi đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần thịt và cơ hoại tử rồi tiếp tục điều trị.
Nhiều thầy lang không được đào tạo cơ bản
BS Đức cho biết, việc nhiều bệnh nhân tìm thầy lang chữa bệnh là khá nguy hiểm bởi nhiều thầy lang không được đào tạo cơ bản về chuyên khoa y tế, khó có thể nhận biết mức độ thương tổn của vết thương cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh để điều trị, khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí…tử vong.
Cũng theo BS Đức, hiện một số gia đình vẫn có thói quen chữa bệnh cho con theo kinh nghiệm dân gian hoặc bài thuốc gia truyền của các thầy lang. Mỗi tháng khoa Chỉnh hình tiếp nhận 1-2 trường hợp nhập viện do gia đình tự ý đắp lá, đắp cao khi trẻ bị thương, gây ra viêm tấy lan rộng, tạo thành ổ áp-xe. Trong số này không ít trường hợp bệnh nhân có vết thương đã để lâu gây ra nhiễm trùng huyết, bị hoại tử, phải cắt bỏ chi do biến chứng nặng.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Toản cũng khẳng định, không phải thầy lang nào cũng cũng qua trường lớp và không phải thầy lang nào cũng có kiến thức về y khoa tốt. Vì vậy, các thầy lang sẽ không biết phối hợp các loại thuốc như thế nào cho tác dụng hỗ trợ nhau, liều lượng thuốc dùng... cho phù hợp với cân nặng, trọng lượng cũng như mức độ nặng nhẹ của vết thương. Nhiều trường hợp đến chữa trị tại bệnh viện các bác sĩ quan sát các loại lá cây đắp vào vết thương của người bệnh thì hầu như ai cũng giống ai, trẻ già đều được dùng như nhau.
Không chỉ bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng từng cấp cứu một số bệnh nhân bị gãy tay, côn trùng cắn, bỏng bô... thay vào việc phải đi đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thì người bệnh tự ý đắp lá cây vào vết thương.
“Điều nguy hiểm mà bệnh nhân không biết, đó là, khi bị thương vết thương sẽ sưng và nóng lên. Nếu đắp lá cây, cao dán... tưởng là mát nhưng thực ra đều có tính nóng, khi đắp vào vết thương tạm thời người bệnh sẽ có cảm giác dịu cơn đau nhưng thực chất vùng vết thương đang bị sơ hóa bên trong, một thời gian sẽ bị hoại tử gân, cơ, nặng hơn là hoại tử xương,...”, bác sĩ Toản khẳng định.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tự ý bó thuốc lá, bó bằng các loại cây, cao dán... Khi bị thương nên đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52